Chủ Nhật, 31 tháng 3, 2013

DƯƠNG PHƯỢNG TOẠI - MỘT GIỌNG THƠ RỔN RẢNG MÙA MÀNG


           Tôi đọc anh nhiều, nhưng buổi gặp gỡ trong cuộc giao lưu các CLB Thơ tỉnh Quảng Ninh ngày 22/3/2013, ngay trước thềm Ngày Thơ Quảng Ninh lần thứ XXVI và Lễ trao giải Thơ Lê Thánh Tông lần thứ XXV ngày 27/3/2013 đã kết nối tôi và anh trong tình anh em thân thiết như tự bao giờ. Tôi yêu thơ anh có lẽ là do tôi cũng là một gã nhà quê đi làm mỏ. Nhưng anh níu kéo tôi ở tấm lòng chân thành, dễ mến. Anh hơn tôi 8 tuổi nhưng tuổi tác đã gần như xóa nhòa ranh giới khi nghe anh làm MC và phu nhân của anh, chị Minh Sắp hát khúc chầu văn do anh soạn lại lời thơ. Cái chất giọng khỏe, nhả chữ rõ ràng, đài từ chuẩn mực và nếu nghe qua phát thanh thì rất trẻ, không ai nghĩ là anh đã 64 tuổi, tính cả mụ. Cái ngữ điệu vùng sông nước Hà Nam, Phong Cốc vốn đã biến âm rất nhiều so với ngữ điệu các vùng miền khác, nhưng qua cách dẫn của anh thật ấm áp, lấp lóa cái hồn hậu, chân thành, hiếu khách, đằm thắm nơi thôn ổ.
           Xin giới thiệu một 2 tác phẩm thơ của anh mà tôi rất yêu mến.

                            LÚNG LIẾNG THÁNG HAI



Vẫn còn dùng dắng tháng Giêng
Tháng Hai đã biếc một miền lộc cây
Bóng mây bóng nước dâng đầy
Hoa đào rụng cánh, hây hây trăng tròn.
Ngõ chùa ngơ ngác trái non

Nắng xuân lay động qua vòm ngực em.
Rượu nồng lại ủ thêm men
Tháng Hai líu ríu say mèm bước chân.
Gió lùa tà áo tứ thân
Bụi mưa dan díu đường xuân hội hè.
Một tàu lá chuối nghiêng che
Đôi người gieo xuống vạt đê tiếng cười.
Hoa xoan xa vắng cuối trời
Còn ta đứng lại... tiếc thời nhớ mong.
Ngập ngừng vào múc giếng trong
Mắt em lúng liếng làm cong mái chùa !
2-2012

   

NHÀ QUÊ VẪN ÁNH TRĂNG VÀNG

Em về gặp lại người quê
Ngẩn ngơ hoa cỏ, say mê hương đồng
Trăng vàng vẫn đợi bến sông
Gót hồng khỏa nước, gió đông mơ màng.
Nhà quê rộn rực mùa sang
Vẫn cơm rau mắm, vẫn hàng bìm leo
Qua rồi cái thuở gieo neo
Giờ đôi chân bước vươn theo bạn bầu.
Tiếng đàn bầu vọng đêm thâu
Câu thơ trải lụa bắc cầu sang nhau
Nhớ thời mắt biếc dao cau
Môi ai thắm lại trong màu thu qua.
Một ngày sánh tháng năm xa
Một câu hò hẹn bằng ba lạng vàng
Một lời nối dặm quan san
Một bài thơ thức lên ngàn mắt sao.
Sen còn thả bóng mặt ao
Tơ còn buộc chặt ta vào nét xưa
Người đi lòng những ngẩn ngơ
Ta về dặm lại xanh bờ dậu quê!

Viết sau Ngày Thơ


              

HAI MẶT CHIẾC LÁ


Mặt lá ngửa nhìn trời
lấm bụi
Mặt lá khôn
cúi mặt
sạch bong

Ồ, tưởng khôn
hóa dại
Tưởng đâu khờ khạo
lại hóa tinh ranh

Em vẫn xanh
Anh cứ xanh
nhờ bụi lá

                       31/3/2013

            NGUYỄN ĐÌNH THÁI

NGÀY THƠ QUẢNG NINH Ở CÔ TÔ


                 Ngày thơ Quảng Ninh lần thứ XXVI được tổ chức hai ngày
tại huyện đảo Cô Tô (28 và 29/3).
      Đến dự có các nhà thơ từ Hà Nội: Khuất Quang Thụy, Nguyễn Đức Mậu,
Đàm Khánh Phương, lãnh đạo tỉnh, Hội VHNT tỉnh, Chi hội Nhà văn Việt
Nam tại Quảng Ninh, Huyện ủy, UBND huyện đảo Cô Tô, các nhà thơ
Ngô Tiến Cảnh, Phó Chủ tịch Hội Nhà  báo tinh Quảng Ninh, Dương
Phượng Toại, Trưởng ban thơ, Hội VHNT thị xã Quảng Yên, đông đảo
hội viên Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh và công chúng yêu thơ trong tỉnh


Với chủ đề "Tuổi trẻ và biển đảo Tổ Quốc", các đại biểu đã dự đêm 
giao lưu dưới chân tượng đài Chủ tịch Hồ Chí Minh và tham gia Hội thảo 
về Thơ Quảng Ninh

XƯNG DANH, KHÔNG XƯNG BÁ





 - TỄU: BÀ CON ƠI, TÔI RA ĐÂY CÓ PHẢI XƯNG DANH KHÔNG ĐẤY NHẨY?
 - ĐẾ  :   NÓI THẾ MÀ NGHE ĐƯỢC À? KHÔNG XƯNG DANH THÌ AI BIẾT LÀ AI!
 -TỄU: VẬY NÊN KIẾM CÂU CHUYỆN, TÔI RA MÓN TRÒ, BÀ CON NHÁ...



Năm ba năm trước tôi như ảnh
Ngọc Hoàng quên chút có hay không?
(Ảnh: Cháu nội Tôm - Nguyễn Đình Bảo Ngọc)
Ngọc Hoàng để ý nên già vậy
Bây giờ vẫn hát khúc quân hành


TỰ BẠCH

* Chủ bút: NGUYỄN ĐÌNH THÁI
* Sinh nhật: 17/3/1958 
* Quê quán: Làng Gọc, thôn 4 (An Cúc Tây)
Xã Thụy Việt, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình
 * Nơi đang ở: Số nhà 44, tổ 41, khu 4. phường
Hà Trung, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
* Điện thoại: 01294. 672.426
* Email 1: thaiquangninh@gmail.com
* Email 2: dinhthaiqn5558@yahoo.com.vn
* Email Facebook: thai.nguyendinh@Facebook.com
* Blog : thaidochieu.blogspot.com LÃO NÔNG PHU
* Đã theo học: 
+ Trường cấp III Tây Thụy Anh, Thái Bình
+ Hệ Trung cấp, ngành Thống kê công nghiệp (Hạch toán)
   tại Trường Đào tạo cán bộ Công ty Than Hòn Gai. Bằng khá
   (Khoa Tại chức).
+ Lớp Đào tạo Cán bộ chỉ huy sản xuất do Trường Cao đẳng 
   Nghề mỏ Mạo Khê  và Giám đốc Công ty Than Hòn Gai tổ chức
   Bằng khá.
* Quá trình làm viêc: Từ 10/1976 đến 14/12/2012 là:
+ Chiến sĩ A3, B1, C8, D43, E26, Quân đoàn 4 (Binh đoàn Cửu Long) QĐNDVN
+ Công nhân, nhân viên, viên chức Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin.
* Thành viên:  
 + CLB Thơ Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin.
 + CLB Thơ Truyền Đăng, Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh.
 + CLB Thơ Công nhân và Công đoàn, Liên đoàn Lao động tỉnh Quảng Ninh.
 + CLB Thơ Đường thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
 + CLB Thơ CCB thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
 + CLB Hưu trí Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
 + Chi hội VNDG thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh.
* Hội viên Hội Văn nghệ dân gian tỉnh Quảng Ninh từ 2013
* Các thành tích - Danh hiệu - Giải thưởng:
+ Học sinh giỏi văn của tỉnh Thái Bình và toàn miền Bắc.
+ Giải khuyến khích tác phẩm sân khấu " CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY"
  của Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tặng 
+ Giải 3 thể loại kịch bản sân khấu (Kịch thơ)  "ĐƯỜNG VỀ TRẬN ĐỊA NĂM XƯA" 
   tham gia cuộc thi viết "Bản hùng ca người chiến sĩ Quân khí Việt Nam" do Cục Quân, 
   khí, Tổng cục Kỹ thuật QĐNDVN phát động chào mừng 60 năm ngày thành lập Ngành
   Quân khí Việt Nam (16/9/1951 - 16/9/2011). Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tặng giấy khen
+ Giải khuyến khích Lê Thánh Tông lần thứ XXIV năm 2011 với tác phẩm "KHUC THƠ
    TÌNH THỢ MỎ".
+ Giải B Lê Thánh Tông lần thứ XXV năm 2012 với tác phẩm "TRƯỜNG SA -
   HOÀNG SA, BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC".
+ Kỷ niệm chương 60 năm Quân khí Việt Nam năm 2011
+ Kỷ niệm chương CCB Việt Nam năm 2012
+ Huy hiệu Thợ mỏ vẻ vang Ngành than hạng nhất.
* Các tác phẩm đã in chung trong các tập thơ:
+ KHƠI NGUỒN SUỐI THAN - NXB Văn học 2010 (12 bài)
+ GƯƠNG THAN LẤP LÁNH - NXB Văn học 2011 (15 bài)
+ LỬA THAN - NXB Hội Nhà văn 2012 (25 bài)
+ GỬI NHỚ TRƯỜNG SA - NXB Văn học 2012 (1 bài)
+ TRUYỀN ĐĂNG - NXB Lao động 2012 (4 bài)
+ KÝ ỨC NGƯỜI LÍNH - NXB Hội Nhà văn 2013 (3 bài)
   Và in rải rác trên các Tạp chí:
 - Công nhân và Công đoàn Tổng LĐLĐ Việt Nam
 - Công đoàn Than - Khoáng sản Việt Nam
 - Than - Khoáng sản Việt Nam.
 - Hạ Long
* Nghề chính hiện nay: Trông hai cháu nội và ngoại: 
 Cu Tôm - Nguyễn Đình Bảo Ngọc (25 tháng)
 Cu Tũn - Lý Ngọc Anh Vũ (27 tháng)
* Câu châm ngôn ưa thích: Thà để người phụ ta, ta không bao giờ phụ người.
* Phương châm sáng tác:    Vui: Thơ cười
                                       Cười: Thơ vui
                                       Buồn: Thơ khóc
                                       Khóc: Thơ buồn
                                       Thơ không làm
                                       Khi hồn rỗng

                                                     

Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

TRAO GIẢI THƠ LÊ THÁNH TÔNG LẦN THỨ XXV NĂM 2012


Ảnh: Ông Nguyễn Ngọc Minh (Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh Quảng Ninh)
và nhà thơ Trương Thiếu Huyền (ngoài cùng bên phải ảnh) trao 2 giải nhất cho:
1/ Tác giả Ngô Văn Lai (CLB Thơ Hưu trí TP Hạ Long) với bài thơ "Nấu cơm
 bằng cóng sữa bò".
2/ Em Nguyễn Trà My, học sinh 16 tuổi (CLB Thơ Trường PTTH Hòn Gai)
với bài thơ "Hạnh phúc của mẹ"
NỘI DUNG tin:
        Sau khi dâng hương tại di chỉ tấm bia đá đề bài thơ của Hoàng đế - Thi sĩ Lê Thánh Tông khắc ngày 29/3/1468, UBMTTQVN tỉnh Quảng Ninh đã trao giải thơ Lê Thánh Tông lần thứ XXV năm 2012. 
       Từ năm 1988 đến nay, theo sáng kiến của Nhà thơ Trần Nhuận Minh, mỗi năm CLB thơ Lê Thánh Tông thuộc UBMTTQ tỉnh Quảng Ninh đều trao giải Lê Thánh Tông dành riêng cho các tác giả thơ của các CLB thơ trong tỉnh Quảng Ninh. Đến dự Lễ trao giải thơ Lê Thánh Tông lần thứ XXV năm 2012 có các vị lãnh đạo MTTQVN tỉnh Quảng Ninh, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội VHNT tỉnh, Sở VH - TT và DL, Sở Tài chính, Sở KH -ĐT, Hội Nông dân tập thể, Bộ CHQS tỉnh, Bộ CH Bộ đội Biên phòng tỉnh,... cùng lãnh đạo 19 CLB thơ thành viên, các tác giả, người yêu thơ trong tỉnh. Nhà thơ Đàm Hiển, Phó chủ nhiệm CLB thơ Lê Thánh Tông, Thư ký Hội đồng Giám khảo. nguyên Phó Chủ tịch UBMTTQVN tỉnh thay mặt CLB đọc báo cáo về hoạt động của CLB trong năm 2012. Nhà thơ Trần Nhuận Minh, Trưởng ban Chung khảo, nguyên Ủy viên Hội đồng Thơ Hội Nhà văn Việt Nam, nguyên Chủ tịch Hội VHNT tỉnh Quảng Ninh nhận xét về các bài thơ đã đoạt giải năm 2012. Theo ông, Ban Tổ chức đã nhận được từ 19 CLB thành viên (100%) với 105 bài gửi dự thi của 92 tác giả. Chất lượng thơ năm 2012 khá, đồng đều. Ông và nhà thơ Nguyễn Châu (Thành viên Ban Chung khảo) đều cùng nhận xét: Các tác giả đoạt từ giải C trở lên, nếu chưa là Hội viên Hội VHNT của tỉnh thì các ông sẽ giới thiệu để Hội VHNT tỉnh xem xét kết nạp. Các tác giả đều đủ tiêu chuẩn và xứng đáng được kết nạp vào Hội nếu xét trên mặt bằng chất lượng giải năm 2012. Nhìn chung các tác phẩm đoạt giải (Kể cả các giải A và B) đều dài, thừa. Nếu lược bỏ các khổ, cắt gọt câu, chữ thừa sẽ hay hơn, đạt chất lượng cao hơn. 
       Kết quả Ban Chung khảo đã trao 24 giải thưởng:
-  02 giải A
-  03 giải B
-  11 giải C


                 - 08 giải khuyến khích
                 - 01 giải dành cho người cao tuổi nhất - Cụ Hùng Hồng Lĩnh, 92 tuổi với bài thơ "Vịnh Hạ Long"
UBMTTQVN tỉnh Quảng Ninh trao Bằng khen cho các CLB tổ chức tốt cuộc thi:
                 1- CLB Thơ Đường thành phố Hạ Long, chi nhánh Quảng Ninh.
                 2- CLB Thơ Trường PTTH Hòn Gai.
Hội VHNT tặng Giấy khen cho các CLB có phong trào sáng tác tốt năm 2012;
                1- CLB Thơ Truyền Đăng, Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh.
                2- CLB Thơ Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin.
Tác giả Nguyễn Đình Thái, Chủ bút blog cá nhân LÃO NÔNG PHU là thành viên các CLB Thơ:
                1- Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin.
                2- Truyền Đăng, Trung tâm Văn hóa - Thông tin tỉnh Quảng Ninh.
                3- Công nhân và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh.
   (Trong 3 CLB trên thì chỉ có CLB Công nhân và Công đoàn, LĐLĐ tỉnh Quảng Ninh là không thuộc CLB thành viên Thơ Lê Thánh Tông của MTTQVN tỉnh Quảng Ninh).
        Tác giả nhận giải khi đăng ký bài dự thi tại CLB thơ Công ty Cổ phần Than Hà Lầm - Vinacomin            
        Chủ blog LÃO NÔNG PHU được trao giải B với tác phẩm "TRƯỜNG SA - HOÀNG SA, BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC".  Đây là bài thơ được trích trong trường ca (Chưa xuất bản): "BÀI THƠ VIẾT TỪ XÚC CẢM KHI ĐỌC MỘT BÀI BÁO" 124 câu. Nhà thơ Trần Nhuận Minh đánh giá hai câu kết là chắc và ông thích nhất 2 câu: 
                                     "Sa Vĩ ngoài này cũng địa đầu sóng gió
                                     Tôi thức đêm nay nghe gió thổi tận Pò Hèn"
Xin giới thiệu lại bài thơ đoạt giải B Lê Thánh Tông lần thứ XXV năm 2012 này (Đã được post lên blog LÃO NÔNG PHU ngày 31/1/2013 với tên NGOÀI BIỂN ĐÔNG CÓ MỘT DẢI BIÊN THÙY)


                

   TRƯỜNG SA – HOÀNG SA, BIÊN CƯƠNG TỔ QUỐC*

                      Giữa biển Đông có một phần hình hài Tổ Quốc,
                      có linh hồn những chiến sỹ trên đảo nổi, đảo chìm giữa khơi xa
                      Tổ Quốc chính là lá Quốc kỳ anh lấy máu mình nhuộm thắm
                                                                                              trên bãi đá Gạc Ma
                      Giặc có thể giết anh nhưng phần giang sơn này không thể mất. (1)

                      Tổ Quốc là mốc chủ quyền do tổ tiên và chúng ta
                                                                             dùng đến cả máu xương xây đắp
                      Một trăm mười một kinh độ Đông, năm lăm phút,
                                                                                                            năm lăm giây
                      Vĩ độ tám phía Bắc, ba mươi tám phút ba mươi (2)
                      Sừng sững giữa Biển Đông trên quần đảo san hô Bão Tố. (3)

                      Sa Vĩ ngoài này cũng địa đầu sóng gió
                      Tôi thức đêm nay nghe gió thổi tận Pò Hèn (4)
                      Tiếng còi tàu lẫn tiếng quân reo “Sát Thát” ở biển Vân Đồn (5)
                      Có phải chiến thuyền “Soái” của Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư
                                                                                          đang neo ngoài Cửa Lục. (6)

                                                             
                      Biển Đông, Trường Sa, Hoàng Sa  đang mùa gió lốc
                      Các em hãy tựa lưng vào vững chãi gốc phong ba (7)
                      Phía tây các em, nơi ấy có Nam Quốc sơn hà
                      Non một trăm tám chục triệu cánh tay sẽ đan kết
                                                                 thành tấm khiên thép khổng lồ
                                                                                              chắn che cho quần đảo. (8)


                      Đất liền, hải đảo, biên ải Việt Nam. Suốt một dải
                                                                      cương thổ Việt Nam
                                                                                    đang gồng lưng chống bão
                      Những động thái này thành kỹ nghệ đã bốn nghìn năm
                      Nghệ thuật này đã cụ thể hóa thành văn,
                      ghi rành rẽ trong  “Hịch tướng sĩ văn” -  “Cáo bình Ngô”-
                                                                                                   Tuyên ngôn độc lập”…

                      Kẻ kia chưa thuộc sử Nam ư? Thì nhắc cho chúng biết
                      đâu Đông Bộ Đầu, đâu Vạn Kiếp? Đâu bến Bình Than! (9)
                      Một dải ba lần cuồn cuộn sóng Đằng Giang (10)
                      Ngươi sẽ ngộ ra một điều thật giản đơn:           
                                                                                        Tại sao “…tự cổ huyết do hồng”. 
                      Mỗi ngôi nhà cho đến mỗi dòng sông
                      Ngươi có hiểu tại sao nhà và sông ở đây đều chọn phương Nam
                                                                                         cho mặt tiền và hướng chảy?
                      Kinh thành Thăng Long giặc bao phen đốt cháy (11)
                      mà sóng Hồng Hà vẫn ngàn năm kiêu hãnh khải hoàn ca.

                      Toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải,
                                      không phận Việt Nam có cả một phần không
                                                                thể tách rời: bầu trời, mặt nước biển
                                                                             trong quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa

                      Thềm Tổ Quốc vươn dài nơi Biển Đông trùng trùng phong ba bão tố                                                                                    
                      Cửa ngõ nhà ta, ao nhà của ta, của  nổi, của chìm của ta,
                                                                                                                         ta phải giữ
                      Cơ nghiệp này, giang sơn này, sông núi này
                                                    phải giao lại trọn vẹn không thể thiếu một tấc
                                                                                           cho vạn đại cháu con. (12)
                     
                                                                                                             Hạ Long 8/2012

                                                                                                       NGUYỄN ĐÌNH THÁI

       * Bài thơ in trong tập thơ GỬI NHỚ TRƯỜNG SA – NXB Văn học 2012

CHÚ THÍCH:
               (1) Trong trận hải chiến ngày 14/3/1988, thiếu úy đảo phó đảo Gạc Ma Trần Văn Phương  cùng 2 chiến sĩ Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Văn Lanh được trung tá Lữ đoàn phó Trần Đức Thông (Đoàn 146 Hải quân) giao nhiệm vụ bảo vệ lá Quốc kỳ trên bãi đá ngầm. Khi đang giữ cờ, thấy một chiến sĩ bị uy hiếp, anh lao vào bảo vệ và bị trúng đạn, hy sinh tại chỗ. Trước lúc hy sinh anh đã nói: “ Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân anh hùng”. Lúc ấy các anh đều không có vũ khí để tự vệ.
                              Ngày 06/01/1989, Liệt sĩ Trần Văn Phương đã được Chủ tịch HĐNN nước CHXHCN Việt Nam truy phong danh hiệu Anh hùng LLVTN Việt Nam. Anh hùng LS Trần Văn Phương sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình.
               Đảo đá Gạc Ma có tên quốc tế là Johnson South Reef. Bãi đá nơi cao nhất, chỉ khi nào thủy triều xuống mới nhìn thấy.
              (2) Những con số này đã được đắp nổi trên cột MỐC CHỦ QUYỀN của nước CHXHCN Việt Nam tại Đảo Trường Sa Lớn.
              (3) Quần đảo Trường Sa có tên quốc tế là Spratly. Thời Pháp quản lý gọi là Đảo Bão Tố (lle Tem pête).  
              (4) Địa danh Pò Hèn thuộc xã Hải Sơn, thành phố Móng Cái, nơi ghi dấu ấn chiến công và sự hy sinh anh dũng ngày 17/2/1979 của 59 cán bộ, chiến sỹ đồn 209 (nay là đồn 15) bộ đội biên phòng, trong đó có anh hùng LLVTND, liệt sỹ, thượng úy, đồn phó Đỗ Sỹ Họa và nữ anh hùng ngành thương nghiệp Hoàng Thị Hồng Chiêm. 
              (5) (6)  Những địa danh xảy ra cuộc chặn đánh đoàn thuyền vận tải quân lương do tướng Nguyên là Trương Văn Hổ của Phó tướng Nhân Huệ Vương  Trần Khánh Dư chỉ huy trong cuộc kháng chiến chống quân Nguyên  4/1288.
              (7) Một loài cây trên các đảo trong quần đảo Trường Sa do các chiến sỹ đặt tên.
              (8) Dân sổ nước ta hiện nay khoảng 87 triệu người. 
              (9) Những địa danh quân dân Đại Việt chiến thắng quân xâm lược Nguyên Mông trong thế kỷ XIII.
              (10) Sông Bạch Đằng, thuộc thị xa Quảng Yên, giáp địa danh huyện Thủy Nguyên (Hải Phòng), nơi diễn ra các trận đánh:
                        - Năm 938 Ngô Quyền đánh thắng quân Nam Hán.
                        - Năm 981 Lê Hoàn đánh thắng quân xâm lược Tống.
                        - Năm 1288 nhà Trần đánh bại quân Nguyên Mông.
               (11) Vào thế kỷ XIII, ba lần quân Nguyên tràn sang xâm lược Đại Việt, trước thế giặc mạnh, vua tôi nhà Trần đều chủ động bỏ thành Thăng Long vườn không nhà trống lui về vùng Thiên Trường, Thanh Hóa để bảo toàn lực lượng và hoàng tộc.               
              (12) Sách Đại Việt Sử ký bản thử thực lục chép rằng: ngày mùng 03 tháng 4 năm Quý Tỵ Hồng Đức năm thứ tư (1473) tức năm Minh Thành Hóa thứ 9 có sự việc triều đình nhà Minh cho quân lấn chiếm đất các lộ Cao Bằng, Lạng Sơn. Vua Lê Thánh Tông (Thuần Hoàng đế) đã xuống đạo chỉ dụ cho Thái bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy lên Ải Nam quan đấu tranh ngoại giao để đòi lại đất: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào nên vứt bỏ? Ngươi phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể sai sứ sang Phương Bắc trình bày rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.



              

Thứ Sáu, 29 tháng 3, 2013

MƯA ĐÊM THÁNG HAI


                           

                                              Chợt nghe vọng tiếng ì ầm
                                  Ngang trời tiếng sấm. Đêm rằm tháng hai
                                              Vừa qua giêng. Cữ rét đài
                                      Hoa chanh tím đã mãn khai đầu thềm
                                            Long bong giọt nước ngoài hiên
                                   Nghe như tiếng sấm trong đêm giục hè
                                             Tháng hai toan gọi nắng về
                                     Thoảng đâu nước chảy qua khe rì rầm

                                          Ánh trăng loáng bóng ngoài sân
                                
                                                            Sắp sáng. Đêm rằm tháng hai Quý Tỵ
                                                                                 27/3/2013
                                                                            NGUYỄN ĐÌNH THÁI




MỜI LÀM CHÁNH CUNG HOÀNG HẬU



Ai muốn làm Hoàng Hậu của Trẫm thì
mặc Hoàng Bào của Nam Phương Hoàng Hậu
và Ngự tọa Ngai này nhé

RƯỢU VANG BÀ NÀ HILL


Mời hangha hang dùng hết nhé

THƯỞNG RƯỢU TRÊN BÀ NÀ HILL


Mời mọi người thưởng thức ly rượu vang của người Pháp còn bỏ lại 
trong hầm rượu xuyên núi trên Bà Nà hill nhé

Thứ Năm, 28 tháng 3, 2013

ÁO EM NHUỘM TÍM CẢ DÒNG HƯƠNG GIANG


                                                                     

"Áo em nhuộm tím cả dòng Hương Giang"
(Nguyễn Đình Thái)
Mời mọi người xuống đò xuôi dòng Hương Giang nghe ca Huế nhé
                                                     

Thứ Hai, 25 tháng 3, 2013

UỐNG RƯỢU VỚI BẠN NGÀY THANH MINH


          Mới cách nay gần một năm, tôi về quê trong tiết Thanh Minh.
Đã phôn trước cho bạn: Thạc sỹ ngữ văn Nguyễn Đình Hiểu. Tôi và
Hiểu là anh em họ. Tôi chi trên. Hai vợ chồng Hiểu đều học ĐHSP I
 Hà Nội, cùng làm luận văn Thạc sỹ. Hiểu đang là Phó hiệu trưởng,
Bí thư chi bộ, Chủ tịch Hội CCB Trường PTTH Nguyễn Đức Cảnh,
TP Thái Bình. Nhớ bạn, tôi đưa bài này lên. Văn cảnh trong bài là
văn cảnh tả thực cuộc rượu trưa ấy

                                UỐNG RƯỢU VỚI BẠN NGÀY THANH MINH
              
                                                                  Cho Nguyễn Đình Hiểu
                      

                        Bạn ở làng giờ lên thành phố              
                        Làm nghề gõ đầu trẻ độ thân
                        Mười lăm năm mới gặp lại một lần
                        Hò hẹn mãi mới có ngày tái ngộ

                        Bạn chăn trâu ngày nào, vẫn thế
                        Chỉn chu, chững chạc từ xưa
                        Mực thước, đắn đo cả dấu phẩy trong thơ
                        Mình “mắng vốn”: “Lão đồ gàn mô phạm!”

                        Đã bốn lăm năm hai thằng kết bạn
                        Đứa nào đứa nấy tóc hoa râm
                        Mẹ nhìn chúng tôi chễm chệ bên mâm:
                        “Dễ thường tóc các con bạc hơn tóc mẹ!”

                        Mình chợt nhìn lên. Chao ôi, đúng thế!
                        Tóc mẹ còn xanh. Mình, bạn trắng nửa đầu
                        Nâng chén lên, mình “phán” nhẹ một câu:
                        “So với Ông Bành, vẫn còn xuân sắc chán!”*

                        Một chén lên. Hai chén nâng. Ba chén cạn
                        -“Mày nhỉ, ngày xưa chẳng uống rượu bao giờ”
                        -“Ơ, thằng này, mày nói cứ như đùa,
                        ngày còn bé ai cho ta uống rượu”

                        -“Ừ nhỉ, tao quên”. Ngon. Rượu ngon mềm lưỡi
                        Chuyện trên trời, dưới biển cứ huyên thuyên
                        Thằng bạn cười: “Cứ nói tiếp, kẻo quên,
                        cho bõ mười lăm năm tao với mày gặp lại”

                        Tính mình thế, lanh chanh, hay cãi
                        Bạn hiểu lòng, cười mỉm, lặng yên
                        -“Nhớ lắm mày ơi, một thuở hoa niên
                        Tao cưỡi trâu, mày le te gánh cỏ”

                        -“Nằm ngửa bờ sông, mày đưa tay lên trỏ
                        Đố mày đám mây kia mang dáng hình gì?”
                        -“Những ngày vui sinh hoạt thiếu nhi
                        Mày cãi tao, đòi tranh dùi trống cái”

                        Ôi, chí choé, hơn thua như cái ngày thơ dại
                        Mẹ tôi cười, ngấn lệ: “Rõ trẻ trâu!”
                        Đã làm ông, tóc điểm bạc mái đầu
                        Trong mẹ, vẫn y nguyên hai thằng bé

                        Ô hay, mấy vỏ chai say nghiêng, say ngả
                        Lão “đồ gàn” vẫn cứ tỉnh như không
                        Mình ngấm ngầm đắc ý trong lòng:
                        “Tửu lượng độ này mình oai ra phết!!!”

                        Thức nhắm còn nguyên, rượu thì vừa hết
                        Chia tay nhau giữa tiết thanh minh
                        -“Thôi mày về ngoài ấy, Quảng Ninh
                        Tao ngược phố, hẹn ngày tái ngộ”

                        Cuộc đời nào cũng vương nhiều sương gió
                        Biết mấy thanh minh về lại thôn quê
                        Giữa trùng khơi, vẫn nhớ một nẻo về
                        Bạn và ta, tiết Thanh minh ngồi uống rượu

                                                                 Làng Gọc 04/4/2012
                                                                 Giữa trưa thanh minh
                                                                 Hạ Long 02h30 13/4/2012

                                                                  NGUYỄN ĐÌNH THÁI
                         *Ý thơ Bác Hồ:
                                                   “Sáu mươi tuổi vẫn còn xuân chán
                                                    So với Ông Bành vẫn thiếu niên”
                       
                       
                       

                       
                        

PHÚT NGHỈ TRƯA Ở THAO TRƯỜNG


                   Ngoài bài thơ "Bẩy yếu lĩnh - bẩy cung bậc tình yêu Tổ Quốc"
           đã post, tôi  đưa thêm bài nữa được viết nhanh trên vỏ bao thuốc lá
           nhãn hiệu Thăng Long trên thao trường

                                     

                                       Gối đầu lên tảng đá ngắm mây bay,
                                       thấy dịu dàng dưới gáy mình cánh tay con gái
                                       Lá non tơ dày dưới lưng êm ái,
                                       ngọt ngào hương bồ kết vây quanh.

                                      Vòm thông reo vi vút giữa ngàn xanh   
                                      Mắt nắng tròn tán cây cái nhìn tinh quái
                                      Ô, lảnh lót đâu đây tiếng cười con gái
                                      Bừng tỉnh mơ màng, ngơ ngẩn giấc mơ.


                                                                                               13h 03 13/9/2012

                                                                                            NGUYỄN ĐÌNH THÁI

Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

BẨY YẾU LĨNH - BẨY CUNG BẬC TÌNH YÊU TỔ QUỐC


     Tin về từ Bể Đông, nhói lòng người lính già thuở Nguyên Phong. Lòng này dậy sóng. Muốn rằng thây này bọc trong mã bì. Chí ít cũng bắt chước người xưa tỏ chí. Mới hay rằng: Kẻ thất phu này không đợi để non sông, tiên tổ hờn quở. Này đây "chí khí ngất", này đây "hận non sông", này đây "mắt trừng" gửi hận "qua biên giới". Toàn rổn rảng ngữ và nghĩa nhưng thật đấy. Thôi thì mượn chút men say trút bày tâm sự mọn. Lại phải làm cuộc hành quân nữa thôi, không thể khoanh tay ngồi nhìn "sông núi đang rên xiết lầm than" được. Nam nhi nước mình đã hơn 4 thiên niên kỷ toàn phải hành binh.



                                          bÈy yÕu lÜnh – bÈy cung bËc
                                                      t×nh yªu tæ quèc

                          T«i n©ng mòi sóng. §Çu ruåi rª däc lªn
                                                        dõng phÝa ®iÓm ®Çu Lòng Có. Hai ch©n cho·i,
                                                                                                       gãt ch¹m mòi N¨m C¨n
                          Vai t× v÷ng ch·i sõng s÷ng N¨m Cöa ¤, khuûu tay khuúnh
                                                                                        tùa vµo hiªn ngang Cét Cê Hµ Néi
                          ¸p m¸ vµo chiÒu cao d·y tr­ường thµnh Tr­ường S¬n vêi vîi
                          M¾t tr¸i nheo. 
                                               Thu vµng n¾ng Ba §×nh.

                          Th­ước ng¾m ®­ược v¹ch tõng mili b»ng m¸u th¾m
                                                                                        tõ tr¸i tim yªu Tæ Quèc cña m×nh
                          T«i nÝn thë. Ngùc phËp phång đ¹i d­ương biÓn c¶
                          Tai nghe râ ngoµi biÓn §«ng.  
                                                                              Hoµng Sa, Tr­ường Sa µo µo sãng vç
                          T«i siÕt cß.
                                             Sóng næ.
                                                         Xác giặc đổ phía bắc ải Nam Quan.

                                                                                             Thao tr­ường 10 h 05 12/9/2012

                                                                                                   NGUYÔN §×NH TH¸I