Bút Ký: DƯƠNG PHƯỢNG TOẠI
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, mỗi chiến công có ý nghĩa và giá trị riêng. Cho đến bây giờ, chiến công và tên tuổi của liệt sĩ Nguyễn Công Bao không chỉ một thời nổi danh, mà sau đó 30 năm (1972-2002), hình ảnh và tên anh đã được nhân dân tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh dựng nên tượng đài và đặt tên con đường ghi nhớ. Và sau 41 năm (1972-2013): năm 2013, người liệt sĩ Đặc công Rừng Sác đã được Nhà nước chính thức truy tặng: Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân!
Với riêng tôi thì đây không chỉ là một niềm vui khôn xiết mà còn là một món nợ tôi không vay bỗng dưng lo trả, sao cho kỳ được. Bởi, tuổi thơ tôi và anh cùng học một trường làng, trường Tiểu học lúc bấy giờ là trường Đình La. Học trò Đình La thuở ấy chênh nhau nhiều tuổi vẫn xằm xặm nhau trang lứa. vì điều kiện gia đình, chúng tôi được học lên cấp II, anh thôi học, theo gia đình ra sông ra biển kiếm sống, sau vào lính. Anh đã làm nên chiến tích, thay cho chúng tôi làm nên huyền thoại.
Và cho đến bây giờ, sau 41 năm làm nên chiến công hiển hách, Anh mới được chính thức phong tặng Danh hiệu Anh Hùng!
Tôi lại thấy nụ cười của anh hiện lên rất rõ, nụ cười bất tử của người lính trước khi ra trận, nụ cười của Con Người biết trước mình sẽ không bao giờ trở về! Nhìn tấm chân dung Anh, tôi cứ miên man dòng suy nghĩ: Nếu như trận đánh đó anh bị địch bắt? Nếu như trận đánh đó không thành công? Thì có ảnh hưởng gì đến ngày 30-4, đến Đại thắng mùa Xuân năm 1975?
Kể ra đúng nghĩa làm người, trường Tiểu học Cẩm La (tiền thân là trường Tiểu học Đình La) phải vô cùng tự hào, phải vô cùng biết ơn Anh. Quê hương chúng tôi phải vô cùng tự hào, phải vô cùng biết ơn Anh! Vậy mà, cho đến nay vẫn ít người biết về Anh, lớp trẻ thời nay ở quê càng ít biết về Anh! Học trò trường Tiểu Học Cẩm La lại càng ít biết và thậm chí không biết gì về Anh!
Theo nguyện vọng của các bạn, GĐQ xin đăng trọn bút ký để tiện theo dõi
CHÂN DUNG NGUYỄN CÔNG BAO TRƯỚC GIỜ XUẤT KÍCH-Ảnh: Tư liệu Đòan 10 Đặc công Rừng Sác
I-Huyền thoại một Chiến công và những bài báo
I-Huyền thoại một Chiến công và những bài báo
Được tin chị Vũ Thị Hiệp mới vào TP Hồ Chí Minh về, tôi liền đến hỏi thăm. Trong căn nhà ấm áp, chị và anh Vũ Văn Cường, người chồng sau này, hồ hởi đón khách và những người thân đến chia vui. Chị Hiệp xúc động kể với tôi về chuyến đi những ngày cuối tháng 4 đầu tháng 5 năm nay vào thăm chiến trường xưa, nơi liệt sĩ Nguyễn Công Bao đã hy sinh:
-Em tiếp tục được sống những ngày thật thân thiết trong tình thương của các cán bộ và chiến sĩ Đoàn 10 Rừng Sác, như thể “Anh Lính” nhà em vẫn còn ở trên đời! Khi trân trọng đón tấm bằng Danh hiệu “Anh Hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân” do Chủ tịch nước ký truy tặng, em vô cùng xúc động và không ngăn nổi những dòng nước mắt. Em đã thấy được nụ cười của “Anh Lính”...
Tôi chợt hiểu “Anh Lính” mà Hiệp nói đây có nghĩa là người chồng trước của chị-liệt sĩ Nguyễn Công Bao, chị thường gọi với tình cảm thân yêu, kính trọng và thiêng liêng. Nhân dịp kỷ niệm 38 năm Đại thắng Mùa Xuân (1975-2013), liệt sĩ Nguyễn Công Bao, từ danh hiệu Hành động Anh hùng, nay đã được truy tặng: Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân!
Tôi run run cầm bản Quyết định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký tại Quyết định số 803/QĐ CTN ngày 25-4-2013 và bản Thông báo do Tổng cục Chính trị-Cục Tuyên huấn ghi ngày 29-5-2013 lên đọc. Bản Thông báo ghi rõ về tổng kết chiến thắng: Đồng chí Nguyễn Công Bao đã cùng đơn vị tập kích phá hủy Tổng kho xăng Nhà Bè. Trận đánh đạt hiệu quả rất lớn: Kho nhiên liệu Shell của địch hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu galon xăng dầu (tương đương 250 triệu lít), phá hủy 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực, một khu nhà lính... tổng thiệt hại lên tới 20 triệu đôla Mỹ...
Trong thâm tâm, tôi như người không vay mà cứ day dứt một nỗi niềm về món nợ tự mình chưa trả được: đó là những bài báo viết về liệt sĩ Nguyễn Công Bao! Tôi bồi hồi nhớ lại câu chuyện về chiến công của người liệt sĩ và khát vọng của chị Hiệp cùng những bài báo mà tôi đã theo đuổi viết cách đây từ năm 1997, 1999... Trước hết đó là bài báo “Cần có một ngoại lệ cho liệt sĩ Nguyễn Công Bao”, rồi đến “Chiến công của liệt sĩ và nỗi lòng của người vợ” đăng trên báo Quảng Ninh, báo Tiền Phong, báo Nhân Dân...
Nguyễn Công Bao sinh năm 1947, quê xã Cẩm La- huyện Yên Hưng nay là thị xã Quảng Yên mảnh đất bên sông Bạch Đằng lịch sử. Anh là một trong 8 chiến sĩ lừng danh của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác- đơn vị 2 lần Anh hùng. Trong trận đánh mưu trí, quyết liệt đêm mồng 2 rạng ngày 3-12-1973, các anh đã thiêu hủy toàn bộ căn cứ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Mỹ-Ngụy bên sông Lòng Tàu, Sài Gòn.
Anh có biệt tài bơi lặn giỏi từ những ngày mò cua bắt ốc, chăn trâu, cắt cỏ bên sông, cùng bạn bè trang lứa học tiểu học trường làng với tôi. Những trang sử của ông cha đánh giặc giữ nước trên dòng sông quê hương đã nung nấu trái tim chàng trai vùng sông biển Hà Nam. Năm 1968 anh tình nguyện nhập ngũ, được sung vào một đơn vị đặc công thủy. Dịp nghỉ phép thăm nhà, anh xây dựng gia đình với cô giáo Vũ Thị Hiệp làng Phong Hải. Những ngày hạnh phúc của anh chị quá ngắn ngủi. Rồi anh vội vã về đơn vị huấn luyện các chiến sĩ mới. Tới đơn vị, anh viết thư về cho Hiệp: “Gà gáy hôm đó nhỡ đò, anh đã cởi trần bơi từ bến đò Chanh, dọc sông Chanh qua sông Rừng rộng mênh mông sang bờ Thủy Nguyên, rồi chạy bộ về đơn vị kịp giờ điểm danh...” Đọc thư, mà lòng Hiệp tê tái thương anh.
Năm 1972, khi Hiệp sinh con trai vừa đầy 2 tháng rưỡi thì Bao được lệnh lên đường vào chiến trường B làm nhiệm vụ đặc biệt thuộc đơn vị C5, E10, đặc công Rừng Sác. Lúc đó anh đã là một đảng viên với cấp bậc thượng sĩ, chức vụ Trung đội trưởng. Đơn vị chọn thành lập Đội cảm tử gồm 8 người do Hà Quang Vóc làm tổ trưởng, anh làm tổ phó, cùng các anh Trần Ngọc Sĩ, Nguyễn Hồng Thế, Phạm Văn Tiềm, Đỗ Hải Quân, Nguyễn Văn Dực, Hoàng Hữu Hinh. Các anh đã làm lễ tuyên thệ, truy điệu sống dưới cờ trong căn cứ Rạch Lá-Ông Kèo, trước khi vào trận đánh Kho xăng Nhà Bè. Vóc và Bao đã chỉ huy đồng đội bơi ngầm vượt qua 14 lần hàng rào kẽm gai, chướng vật nguy hiểm, chó bécgiê, ngỗng báo động... của địch để bố trí trận đánh. Cùng lúc trên đường rút về, những quả mìn đặc biệt do các anh mưu mẹo ém vào các bồn xăng, các điểm hiểm yếu đồng loạt nổ tung, thì anh và Tiềm bị địch phát hiện. Trận đánh diễn ra vô cùng căng thẳng, ác liệt giữa 8 chiến sĩ cảm tử với bọn địch lực lượng rất lớn gồm bộ binh, nhiều tàu chiến, máy bay trực thăng quần đảo trên sông Lòng Tàu. 6 chiến sĩ ta lọt được ra ngoài. Bao và Tiềm đã bị lọt vào vòng vây của 7 chiếc tàu tuần tiễu của địch. Địch bủa vây, bắn xối xả, ném cơ man lựu đạn xuống sông. Bị sức ép kinh khủng dưới nước, hai anh trồi lên, đã bị chúng chao lưới kéo lên tàu. Hai anh còn chiến đấu tiếp tục tiêu diệt thêm nhiều tên nữa. Biết không thể thoát được, nhưng kiên quyết không để địch bắt sống, Bao và Tiềm đã dùng vũ khí đặc biệt còn lại trong người hy sinh luôn mình và hủy luôn tàu giặc. Những chiến sĩ rút ra ngoài đã trực tiếp quan sát được bối cảnh hy sinh anh dũng của hai anh trên sông. Sau đó, bọn địch đã phong tỏa dòng sông, tức tốc thu dọn hậu quả và vớt các xác chết của đồng bọn.
Nhưng riêng đơn vị Đặc công của ta sau nhiều lần bí mật tìm kiếm, đã không tìm được thi hài của Bao và Tiềm. Hai liệt sĩ được tuyên dương“Hành động Anh hùng” và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Thời điểm đó, hãng Thông tin Roi tơ đã phải thốt lên: “Những chiến sĩ Việt cộng này tinh khôn đến lạ lùng. Họ đã đánh vỡ dạ dày của quân đội Sài Gòn...Họ đã đốt sạch 200 triệu lít xăng trong 12 bồn chứa lớn bằng ngọn lửa rừng rực cháy suốt 12 ngày đêm...”
Chiến công đánh Kho xăng Nhà Bè vang dội cả nước. Dư luận thế giới hết lòng ngợi ca. Hiện những bức ảnh chụp riêng hai anh và đội cảm tử tuyên thệ trong Rừng Sác hồi đó được báo chí các hãng thông tấn đăng tải một thời còn được lưu giữ trong Phòng Truyền thống Đoàn 10 Rừng Sác. Ông Louis Wesling-nguyên Tổng Giám đốc Kho xăng Nhà Bè khi ấy, hơn 30 năm sau vẫn trăn trở mãi câu hỏi về nguyên nhân “Vụ nổ Kho xăng Nhà Bè”. Mãi khi gặp lại ông Lê Bá Ước, trung đoàn trưởng Đoàn 10 năm xưa, ông ta mới hiểu: “một phút chiến công đã tạo nên bằng 6 tháng ròng rã chuẩn bị bằng lòng dân và ý chí căm thù, bằng cả sức mạnh Việt Nam!”
Tôi chợt hiểu “Anh Lính” mà Hiệp nói đây có nghĩa là người chồng trước của chị-liệt sĩ Nguyễn Công Bao, chị thường gọi với tình cảm thân yêu, kính trọng và thiêng liêng. Nhân dịp kỷ niệm 38 năm Đại thắng Mùa Xuân (1975-2013), liệt sĩ Nguyễn Công Bao, từ danh hiệu Hành động Anh hùng, nay đã được truy tặng: Anh Hùng Lực lượng Vũ trang Nhân dân!
Tôi run run cầm bản Quyết định của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang ký tại Quyết định số 803/QĐ CTN ngày 25-4-2013 và bản Thông báo do Tổng cục Chính trị-Cục Tuyên huấn ghi ngày 29-5-2013 lên đọc. Bản Thông báo ghi rõ về tổng kết chiến thắng: Đồng chí Nguyễn Công Bao đã cùng đơn vị tập kích phá hủy Tổng kho xăng Nhà Bè. Trận đánh đạt hiệu quả rất lớn: Kho nhiên liệu Shell của địch hoàn toàn bị thiêu hủy, cháy 35 triệu galon xăng dầu (tương đương 250 triệu lít), phá hủy 12 bồn butaga, một tàu dầu Hà Lan 12 nghìn tấn, một cơ sở lọc dầu, một cơ sở trộn nhớt, một khu chứa lương thực, một khu nhà lính... tổng thiệt hại lên tới 20 triệu đôla Mỹ...
Trong thâm tâm, tôi như người không vay mà cứ day dứt một nỗi niềm về món nợ tự mình chưa trả được: đó là những bài báo viết về liệt sĩ Nguyễn Công Bao! Tôi bồi hồi nhớ lại câu chuyện về chiến công của người liệt sĩ và khát vọng của chị Hiệp cùng những bài báo mà tôi đã theo đuổi viết cách đây từ năm 1997, 1999... Trước hết đó là bài báo “Cần có một ngoại lệ cho liệt sĩ Nguyễn Công Bao”, rồi đến “Chiến công của liệt sĩ và nỗi lòng của người vợ” đăng trên báo Quảng Ninh, báo Tiền Phong, báo Nhân Dân...
Nguyễn Công Bao sinh năm 1947, quê xã Cẩm La- huyện Yên Hưng nay là thị xã Quảng Yên mảnh đất bên sông Bạch Đằng lịch sử. Anh là một trong 8 chiến sĩ lừng danh của Đoàn 10 Đặc công Rừng Sác- đơn vị 2 lần Anh hùng. Trong trận đánh mưu trí, quyết liệt đêm mồng 2 rạng ngày 3-12-1973, các anh đã thiêu hủy toàn bộ căn cứ Tổng kho xăng dầu Nhà Bè của Mỹ-Ngụy bên sông Lòng Tàu, Sài Gòn.
Anh có biệt tài bơi lặn giỏi từ những ngày mò cua bắt ốc, chăn trâu, cắt cỏ bên sông, cùng bạn bè trang lứa học tiểu học trường làng với tôi. Những trang sử của ông cha đánh giặc giữ nước trên dòng sông quê hương đã nung nấu trái tim chàng trai vùng sông biển Hà Nam. Năm 1968 anh tình nguyện nhập ngũ, được sung vào một đơn vị đặc công thủy. Dịp nghỉ phép thăm nhà, anh xây dựng gia đình với cô giáo Vũ Thị Hiệp làng Phong Hải. Những ngày hạnh phúc của anh chị quá ngắn ngủi. Rồi anh vội vã về đơn vị huấn luyện các chiến sĩ mới. Tới đơn vị, anh viết thư về cho Hiệp: “Gà gáy hôm đó nhỡ đò, anh đã cởi trần bơi từ bến đò Chanh, dọc sông Chanh qua sông Rừng rộng mênh mông sang bờ Thủy Nguyên, rồi chạy bộ về đơn vị kịp giờ điểm danh...” Đọc thư, mà lòng Hiệp tê tái thương anh.
Năm 1972, khi Hiệp sinh con trai vừa đầy 2 tháng rưỡi thì Bao được lệnh lên đường vào chiến trường B làm nhiệm vụ đặc biệt thuộc đơn vị C5, E10, đặc công Rừng Sác. Lúc đó anh đã là một đảng viên với cấp bậc thượng sĩ, chức vụ Trung đội trưởng. Đơn vị chọn thành lập Đội cảm tử gồm 8 người do Hà Quang Vóc làm tổ trưởng, anh làm tổ phó, cùng các anh Trần Ngọc Sĩ, Nguyễn Hồng Thế, Phạm Văn Tiềm, Đỗ Hải Quân, Nguyễn Văn Dực, Hoàng Hữu Hinh. Các anh đã làm lễ tuyên thệ, truy điệu sống dưới cờ trong căn cứ Rạch Lá-Ông Kèo, trước khi vào trận đánh Kho xăng Nhà Bè. Vóc và Bao đã chỉ huy đồng đội bơi ngầm vượt qua 14 lần hàng rào kẽm gai, chướng vật nguy hiểm, chó bécgiê, ngỗng báo động... của địch để bố trí trận đánh. Cùng lúc trên đường rút về, những quả mìn đặc biệt do các anh mưu mẹo ém vào các bồn xăng, các điểm hiểm yếu đồng loạt nổ tung, thì anh và Tiềm bị địch phát hiện. Trận đánh diễn ra vô cùng căng thẳng, ác liệt giữa 8 chiến sĩ cảm tử với bọn địch lực lượng rất lớn gồm bộ binh, nhiều tàu chiến, máy bay trực thăng quần đảo trên sông Lòng Tàu. 6 chiến sĩ ta lọt được ra ngoài. Bao và Tiềm đã bị lọt vào vòng vây của 7 chiếc tàu tuần tiễu của địch. Địch bủa vây, bắn xối xả, ném cơ man lựu đạn xuống sông. Bị sức ép kinh khủng dưới nước, hai anh trồi lên, đã bị chúng chao lưới kéo lên tàu. Hai anh còn chiến đấu tiếp tục tiêu diệt thêm nhiều tên nữa. Biết không thể thoát được, nhưng kiên quyết không để địch bắt sống, Bao và Tiềm đã dùng vũ khí đặc biệt còn lại trong người hy sinh luôn mình và hủy luôn tàu giặc. Những chiến sĩ rút ra ngoài đã trực tiếp quan sát được bối cảnh hy sinh anh dũng của hai anh trên sông. Sau đó, bọn địch đã phong tỏa dòng sông, tức tốc thu dọn hậu quả và vớt các xác chết của đồng bọn.
Nhưng riêng đơn vị Đặc công của ta sau nhiều lần bí mật tìm kiếm, đã không tìm được thi hài của Bao và Tiềm. Hai liệt sĩ được tuyên dương“Hành động Anh hùng” và được tặng thưởng Huân chương Chiến công hạng Nhất. Thời điểm đó, hãng Thông tin Roi tơ đã phải thốt lên: “Những chiến sĩ Việt cộng này tinh khôn đến lạ lùng. Họ đã đánh vỡ dạ dày của quân đội Sài Gòn...Họ đã đốt sạch 200 triệu lít xăng trong 12 bồn chứa lớn bằng ngọn lửa rừng rực cháy suốt 12 ngày đêm...”
Chiến công đánh Kho xăng Nhà Bè vang dội cả nước. Dư luận thế giới hết lòng ngợi ca. Hiện những bức ảnh chụp riêng hai anh và đội cảm tử tuyên thệ trong Rừng Sác hồi đó được báo chí các hãng thông tấn đăng tải một thời còn được lưu giữ trong Phòng Truyền thống Đoàn 10 Rừng Sác. Ông Louis Wesling-nguyên Tổng Giám đốc Kho xăng Nhà Bè khi ấy, hơn 30 năm sau vẫn trăn trở mãi câu hỏi về nguyên nhân “Vụ nổ Kho xăng Nhà Bè”. Mãi khi gặp lại ông Lê Bá Ước, trung đoàn trưởng Đoàn 10 năm xưa, ông ta mới hiểu: “một phút chiến công đã tạo nên bằng 6 tháng ròng rã chuẩn bị bằng lòng dân và ý chí căm thù, bằng cả sức mạnh Việt Nam!”
TƯỢNG ĐÀI LIỆT SĨ ĐƯỢC TẠC DỰNG THEO NGUYÊN MẪU NGUYỄN CÔNG BAO VÀ PHẠM VĂN TIỀM
CHỊ VŨ THỊ HIỆP TRƯỚC BAN THỜ LS NGUYỄN CÔNG BAO
II-Nghị lực và lòng kiên nhẫn của người vợ liệt sĩ
Chiến công và dư âm còn đó. Nhưng hài cốt liệt sĩ thì... Đó là nỗi niềm day dứt bấy lâu của chị Hiệp. Hơn 25 năm, chị vẫn thờ chồng, chờ đợi và hy vọng. Đồng đội anh cũng đã đi tìm xem thấy chút gì trong mảnh đất Nhà Bè và quanh vùng sông Lòng Tàu. Nhưng vô hiệu... vì hóa thân vào chiến công, có thể anh đã không còn! Nhưng, chị Hiệp khát vọng muốn có một ngôi mộ tưởng niệm anh trong Nghĩa trang Liệt sĩ Hà Nam-Quảng Yên để mỗi dịp ngày thương binh liệt sĩ 27-7, chị được cùng những người mẹ, người vợ liệt sĩ khác trong làng được tới nghĩa trang thăm viếng. Trong nhiều lá đơn gửi lên các cơ quan hữu trách, chị tha thiết đề nghị: “xây cho anh một ngôi mộ tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Làm như vậy là an ủi được vong linh anh và động viên người còn sống chúng tôi...”
Công văn của thủ trưởng Đoàn 10 Rừng Sác cũng gửi các cơ quan ngoài Quảng Ninh đề nghị xây mộ tưởng niệm cho anh... Nhưng tiếc thay nguyện vọng cháy bỏng của chị, của đồng đội anh không thực hiện được vì nhiều căn nguyên trong đó có lý do: đây là trường hợp chưa làm bao giờ!... Ruột gan chị càng như lửa đốt.
Nguyễn Công Bao tuy được tuyên dương “Hành động anh hùng”, nhưng trên thực tế vẫn coi như là người mất tích. Đến tháng 7-1997, khi nhận được thông tin, nguyện vọng, địa chỉ chính thức của chị, ông Bảy Ước (đại tá Lê Bá Ước nguyên Trung đoàn trưởng, người trực tiếp tổ chức lễ truy điệu sống và chỉ huy trận đánh đó) rất xúc động và lập tức gửi cho chị những tư liệu, những bức ảnh một thời Rừng Sác...
Vào một buổi chiều, nhân viên Bưu điện trao cho chị một gói bưu kiện. Chị hồi hộp mở ra: Một gói đất đóng vuông vức kèm theo một lá thư. Đó là gói đất do Trung Đoàn 10 Rừng Sác lấy từ Nhà Bè, sông Lòng Tàu, nơi các anh đã hy sinh, gửi ra cho chị với ý định “nếu xây mộ tưởng niệm thì chị sẽ đặt gói đất này xuống mộ coi như có phần xương cốt của anh trong đó...” Cầm gói đất trên tay, Hiệp nghẹn ngào không nói nên lời. Nhưng chị đã không thể tự mình thực hiện được “ngôi mộ tượng trưng” đó khi chưa được các cấp các ngành liên quan đến chính sách TBLS vào cuộc. Thời lúc đó trong công tác chính sách cũng đã có một số sự việc lộn xộn và những hiện tượng tiêu cực. Người sống đã giữ mình một đời rồi, chị rất sợ người chết bị hiểu lầm thì tủi vong linh cho anh lắm! Chị đành thầm lặng để nắm đất lên bàn thờ anh, một mình tưởng niệm!
Và một điều kỳ diệu bất ngờ đã đến với mẹ con Hiệp và bà mẹ gần tuổi 80 của liệt sĩ Nguyễn Công Bao: vào một ngày tháng 7-1999, dân ở khu vực hàng rào Kho xăng Nhà Bè báo tin tìm thấy hai bộ hài cốt. Ông bà Bảy Ước đã tấp cập cùng các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 10 Rừng Sác đến tận nơi xác định. Bà Bảy Ước đã rưng rưng khóc trước từng chiếc mũ vải dù hoa, chiếc ống thở, chiếc dây thắt lưng do chính tay bà khâu hồi đó cho các anh mang theo trước khi vào trận đánh. Rồi căn cứ vào xương quai hàm, xương ống chân, hàm răng... mọi người khẳng định: đây là hài cốt của hai chiến sĩ đặc công Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm! Mộ của hai anh đã được qui tập tại nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh theo đúng nghi thức Quân đội.
Tháng 11-1999 nhận được điện khẩn của đại tá Lê Bá Ước, chị Hiệp bay vào Nam để nhận phần mộ anh. Đây là chuyến đi thứ nhất. Các cán bộ chiến sĩ Đoàn 10 đón tiếp chị rất thân tình và họ thuật lại toàn bộ sự kiện phát hiện hài cốt liệt sĩ cùng những vật dụng, sau khi có kết luận cơ sở khoa học một cách chính xác. Thắp hương trước mộ anh, tự dưng một lực truyền dẫn chạy khắp cơ thể, Hiệp đã khóc rất nhiều trong nỗi niềm mừng mừng, tủi tủi...
Ngừng một lát, đắn đo nhìn tôi, Hiệp nói: -Không biết có nên kể cho anh chi tiết này không? Đừng cười em tự nhiên lại... Vì đây là một chi tiết rất thực! Hiểu ý Hiệp, tôi khích lệ: -Cô cứ kể! Có thể từ cõi tâm linh, linh hồn “anh lính” đã rúng động!
-Lần ấy, anh Ngô Văn Sinh, người Phong Cốc cùng quê Hà Nam ta, chở em bằng xe máy từ Trung Đoàn 10 đến thăm Thượng tá Nguyễn Hồng Thế (quê Thái Bình, sau được phong Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên cũng từng làm Trung đoàn trưởng Đoàn 10-nay là chỉ huy trưởng, Ban chỉ huy Quân sự huyện Cần Giờ- TP Hồ Chí Minh) là một trong 6 chiến sĩ còn sống, cùng trận đánh đó. Sau phút giây tay bắt mặt mừng, trong câu chuyện về cuộc đời của Bao, em có kể việc cả nhà đang chuẩn bị cho đám cưới của chú em Nguyễn Công Nam ở quê. Đang nói đến đoạn hôm chia tay cuối cùng, anh lính hứa: “Sau chiến tranh, chú Nam cưới vợ anh sẽ về làm chủ hôn cho chú nhé...” bỗng có một con bướm rất to ở đâu bay đến đậu ngay trước cửa hiên. Cả nhà lấy làm lạ. Tự dưng lúc đó trong linh cảm em nghĩ là anh, mặc dù chưa có giấy báo tử về làng...
Thì ngay lúc tại nhà Nguyễn Hồng Thế cũng chợt xuất hiện một chú bướm lạ to như vậy ở ngoài lượn vào quanh quẩn trên đầu mọi người rồi đậu trên yên chiếc xe máy có chiếc nón của em. Ai cũng bàng hoàng: chả lẽ Bao hiển linh thế ư? Chú bướm cứ đậu ở đấy hồi lâu. Đôi cánh chập chờn như muốn nói. Quả thật đầu óc em tự dưng mơ màng như thể người đi trên dây bị mất thăng bằng. Tới lúc sắp về, mọi người bảo em khấn thử xem sao. Em đến bên lẩm nhẩm: “Cuộc gặp nào cũng có lúc phải xa nhau. Nếu là anh về, sống khôn chết thiêng, anh hãy nhận lời chào của vợ và đồng đội rồi chia tay!” Quay đi quay lại, chú bướm bay khỏi xe rồi biến đâu mất!
Hiệp thảng thốt: Giây lát kỳ lạ ấy vẫn còn trong em như vừa mới hôm qua!...
Lần thứ hai, tháng 4-2000, Hiệp dẫn con trai Nguyễn Công Chiến và con dâu mới cưới vào viếng mộ anh; cùng Đoàn 10 đến dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai và dự Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn 10 Rừng Sác. Tại đây trên tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ Rừng Sác rất lớn, chị thấy tỉnh Quảng Ninh có 9 liệt sĩ, trong đó có Hà Quang Vóc quê huyện Đầm Hà; riêng huyện Yên Hưng có 5 liệt sĩ, trong đó xã Cẩm La có 2 là Nguyễn Công Bao và Nguyễn Văn Đắc. Ba mẹ con cùng bái lễ và chụp ảnh dưới chân tượng đài mang tên “Đặc công Rừng Sác” trong nghĩa trang liệt sĩ Nhơn Trạch. Đây là tượng đài cao 9 mét, tạc dựng đúng nguyên mẫu chân dung Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm rất uy nghi trong tư thế xốc tới, đúng như bức ảnh đen trắng do nhà nhiếp ảnh Văn Sáu, phóng viên mặt trận chụp trước giờ các anh xuất kích, mà ông Bảy Ước cất giữ cẩn thận bấy lâu. Thật bất ngờ nữa, khi chị và vợ chồng con trai được gặp và chụp ảnh chung với ông Văn Sáu-tác giả những bức ảnh lịch sử đó!
Ông Bảy Ước đã kể với chị về quá trình làm tượng đài:
-Họa sĩ Sĩ Nguyên khi cầm bức ảnh tôi đưa cho, không hề hỏi tên hai liệt sĩ, bảo: “Có một đêm tôi nằm mơ thấy hai ông đặc công bơi từ ngoài sông Đồng Nai vào. Hai ông ở trần, ngực nở múi, bơi dưới nước mà như người đi trên cạn. Ông cằm bạnh xưng là Bao, ông mũi cao và thẳng xưng là Tiềm...” Nghe xong, tôi (Lê Bá Ước) giật mình chỉ bức ảnh: “Thì đúng tên hai thằng này là Bao, là Tiềm đó. Tụi nó có nói gì không?” Họa sĩ bần thần: “Tôi thấy hai ông bảo ghé chơi đôi chút rồi còn phải đi. Ngoài sông anh em đang đợi đông lắm, đi bằng xuồng bo bo... tôi (Sĩ Nguyên) giật mình tỉnh dậy, chẳng biết là hư hay thực?”
Đó là thời gian tỉnh Đồng Nai đồng ý kiến nghị của đại tá Lê Bá Ước xin chủ trương xây dựng tượng đài Liệt sĩ Đặc công Rừng Sác. Bản phác thảo được Hội đồng thẩm định thông qua, kèm theo ý kiến chỉ đạo, bổ sung thêm nhà điêu khắc Trần Thanh Thanh tham gia khâu hoàn chỉnh những chi tiết đã được góp ý và giao cho nhóm tác giả gồm Đại tá Lê Bá Ước, họa sĩ Sĩ Nguyên và nhà điêu khắc Trần Thanh Thanh trực tiếp thi công. Không thể phủ nhận những yếu tố tâm linh. Chỉ trong vòng 3 tháng, thay mặt Ban quản lý dự án, ông Bảy Ước đi vận động các tỉnh giáp giới với Rừng Sác, đến đâu cũng được ủng hộ. Ngày khởi công khu đền thờ, tự dưng trên bầu trời có hàng nghìn con chim bồ chao từ đâu bay về hót rộn rực. Dân địa phương xã Phước An bảo chưa bao giờ lại thấy một đàn chim bồ chao về đông đến thế! Chắc chắn là hương linh các chiến sĩ Đoàn 10 đã phù hộ! Tượng đài này một năm sau còn được dựng một khối nữa trong khuôn viên khu Di tích căn cứ Rừng Sác.
Một niềm vui nữa lại đến với mẹ con Hiệp khi lần thứ ba vào chiến trường xưa. Đầu tháng 9-2004, chị được mời dự ngày giỗ chung các liệt sĩ Đoàn 10 Rừng Sác tổ chức truyền thống vào ngày 1-9 hằng năm và thăm con đường mang tên “đường Nguyễn Công Bao” ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là con đường thứ 367 cùng với con đường số 361 mang tên Hà Quang Vóc, trong số 376 con đường mới của thành phố Hồ Chí Minh được đổi và đặt tên vào năm 2002. Vô cùng xúc động, chị đã chụp ảnh trên con đường còn thắm màu đất đỏ trong cảm giác như đứng trên con đường của quê hương... Cũng hôm 1-9-2004 xuống Cần Giờ thăm khu Di tích căn cứ Rừng Sác, đi cùng xe với Hiệp có ông Sáu Lập (tức thiếu tướng Trần Thành Lập). Ông nói: “Mấy năm qua, chúng tôi không ngừng tác động việc đề nghị cấp trên truy tặng Anh Hùng cho chú Bao... Chưa có hồi âm, chúng tôi còn đề nghị...”
Lần thứ tư, năm 2011, chị Hiệp lại cùng con và gia đình vào Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nhà Bè xin phép được chuyển hài cốt “anh lính” về mảnh đất quê hương. Khát vọng của chị đã được thỏa nguyện. Hài cốt của anh đã được đón rước, an táng trọng thể tại Nghĩa trang Thị xã Quảng Yên bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử...
II-Nghị lực và lòng kiên nhẫn của người vợ liệt sĩ
Chiến công và dư âm còn đó. Nhưng hài cốt liệt sĩ thì... Đó là nỗi niềm day dứt bấy lâu của chị Hiệp. Hơn 25 năm, chị vẫn thờ chồng, chờ đợi và hy vọng. Đồng đội anh cũng đã đi tìm xem thấy chút gì trong mảnh đất Nhà Bè và quanh vùng sông Lòng Tàu. Nhưng vô hiệu... vì hóa thân vào chiến công, có thể anh đã không còn! Nhưng, chị Hiệp khát vọng muốn có một ngôi mộ tưởng niệm anh trong Nghĩa trang Liệt sĩ Hà Nam-Quảng Yên để mỗi dịp ngày thương binh liệt sĩ 27-7, chị được cùng những người mẹ, người vợ liệt sĩ khác trong làng được tới nghĩa trang thăm viếng. Trong nhiều lá đơn gửi lên các cơ quan hữu trách, chị tha thiết đề nghị: “xây cho anh một ngôi mộ tưởng niệm tại Nghĩa trang liệt sĩ quê nhà. Làm như vậy là an ủi được vong linh anh và động viên người còn sống chúng tôi...”
Công văn của thủ trưởng Đoàn 10 Rừng Sác cũng gửi các cơ quan ngoài Quảng Ninh đề nghị xây mộ tưởng niệm cho anh... Nhưng tiếc thay nguyện vọng cháy bỏng của chị, của đồng đội anh không thực hiện được vì nhiều căn nguyên trong đó có lý do: đây là trường hợp chưa làm bao giờ!... Ruột gan chị càng như lửa đốt.
Nguyễn Công Bao tuy được tuyên dương “Hành động anh hùng”, nhưng trên thực tế vẫn coi như là người mất tích. Đến tháng 7-1997, khi nhận được thông tin, nguyện vọng, địa chỉ chính thức của chị, ông Bảy Ước (đại tá Lê Bá Ước nguyên Trung đoàn trưởng, người trực tiếp tổ chức lễ truy điệu sống và chỉ huy trận đánh đó) rất xúc động và lập tức gửi cho chị những tư liệu, những bức ảnh một thời Rừng Sác...
Vào một buổi chiều, nhân viên Bưu điện trao cho chị một gói bưu kiện. Chị hồi hộp mở ra: Một gói đất đóng vuông vức kèm theo một lá thư. Đó là gói đất do Trung Đoàn 10 Rừng Sác lấy từ Nhà Bè, sông Lòng Tàu, nơi các anh đã hy sinh, gửi ra cho chị với ý định “nếu xây mộ tưởng niệm thì chị sẽ đặt gói đất này xuống mộ coi như có phần xương cốt của anh trong đó...” Cầm gói đất trên tay, Hiệp nghẹn ngào không nói nên lời. Nhưng chị đã không thể tự mình thực hiện được “ngôi mộ tượng trưng” đó khi chưa được các cấp các ngành liên quan đến chính sách TBLS vào cuộc. Thời lúc đó trong công tác chính sách cũng đã có một số sự việc lộn xộn và những hiện tượng tiêu cực. Người sống đã giữ mình một đời rồi, chị rất sợ người chết bị hiểu lầm thì tủi vong linh cho anh lắm! Chị đành thầm lặng để nắm đất lên bàn thờ anh, một mình tưởng niệm!
Và một điều kỳ diệu bất ngờ đã đến với mẹ con Hiệp và bà mẹ gần tuổi 80 của liệt sĩ Nguyễn Công Bao: vào một ngày tháng 7-1999, dân ở khu vực hàng rào Kho xăng Nhà Bè báo tin tìm thấy hai bộ hài cốt. Ông bà Bảy Ước đã tấp cập cùng các cán bộ, chiến sĩ Đoàn 10 Rừng Sác đến tận nơi xác định. Bà Bảy Ước đã rưng rưng khóc trước từng chiếc mũ vải dù hoa, chiếc ống thở, chiếc dây thắt lưng do chính tay bà khâu hồi đó cho các anh mang theo trước khi vào trận đánh. Rồi căn cứ vào xương quai hàm, xương ống chân, hàm răng... mọi người khẳng định: đây là hài cốt của hai chiến sĩ đặc công Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm! Mộ của hai anh đã được qui tập tại nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nhà Bè, thành phố Hồ Chí Minh theo đúng nghi thức Quân đội.
Tháng 11-1999 nhận được điện khẩn của đại tá Lê Bá Ước, chị Hiệp bay vào Nam để nhận phần mộ anh. Đây là chuyến đi thứ nhất. Các cán bộ chiến sĩ Đoàn 10 đón tiếp chị rất thân tình và họ thuật lại toàn bộ sự kiện phát hiện hài cốt liệt sĩ cùng những vật dụng, sau khi có kết luận cơ sở khoa học một cách chính xác. Thắp hương trước mộ anh, tự dưng một lực truyền dẫn chạy khắp cơ thể, Hiệp đã khóc rất nhiều trong nỗi niềm mừng mừng, tủi tủi...
Ngừng một lát, đắn đo nhìn tôi, Hiệp nói: -Không biết có nên kể cho anh chi tiết này không? Đừng cười em tự nhiên lại... Vì đây là một chi tiết rất thực! Hiểu ý Hiệp, tôi khích lệ: -Cô cứ kể! Có thể từ cõi tâm linh, linh hồn “anh lính” đã rúng động!
-Lần ấy, anh Ngô Văn Sinh, người Phong Cốc cùng quê Hà Nam ta, chở em bằng xe máy từ Trung Đoàn 10 đến thăm Thượng tá Nguyễn Hồng Thế (quê Thái Bình, sau được phong Anh hùng lực lượng vũ trang, nguyên cũng từng làm Trung đoàn trưởng Đoàn 10-nay là chỉ huy trưởng, Ban chỉ huy Quân sự huyện Cần Giờ- TP Hồ Chí Minh) là một trong 6 chiến sĩ còn sống, cùng trận đánh đó. Sau phút giây tay bắt mặt mừng, trong câu chuyện về cuộc đời của Bao, em có kể việc cả nhà đang chuẩn bị cho đám cưới của chú em Nguyễn Công Nam ở quê. Đang nói đến đoạn hôm chia tay cuối cùng, anh lính hứa: “Sau chiến tranh, chú Nam cưới vợ anh sẽ về làm chủ hôn cho chú nhé...” bỗng có một con bướm rất to ở đâu bay đến đậu ngay trước cửa hiên. Cả nhà lấy làm lạ. Tự dưng lúc đó trong linh cảm em nghĩ là anh, mặc dù chưa có giấy báo tử về làng...
Thì ngay lúc tại nhà Nguyễn Hồng Thế cũng chợt xuất hiện một chú bướm lạ to như vậy ở ngoài lượn vào quanh quẩn trên đầu mọi người rồi đậu trên yên chiếc xe máy có chiếc nón của em. Ai cũng bàng hoàng: chả lẽ Bao hiển linh thế ư? Chú bướm cứ đậu ở đấy hồi lâu. Đôi cánh chập chờn như muốn nói. Quả thật đầu óc em tự dưng mơ màng như thể người đi trên dây bị mất thăng bằng. Tới lúc sắp về, mọi người bảo em khấn thử xem sao. Em đến bên lẩm nhẩm: “Cuộc gặp nào cũng có lúc phải xa nhau. Nếu là anh về, sống khôn chết thiêng, anh hãy nhận lời chào của vợ và đồng đội rồi chia tay!” Quay đi quay lại, chú bướm bay khỏi xe rồi biến đâu mất!
Hiệp thảng thốt: Giây lát kỳ lạ ấy vẫn còn trong em như vừa mới hôm qua!...
Lần thứ hai, tháng 4-2000, Hiệp dẫn con trai Nguyễn Công Chiến và con dâu mới cưới vào viếng mộ anh; cùng Đoàn 10 đến dâng hương tại Đền thờ liệt sĩ huyện Nhơn Trạch tỉnh Đồng Nai và dự Lễ kỷ niệm 35 năm thành lập Đoàn 10 Rừng Sác. Tại đây trên tấm bia tưởng niệm các liệt sĩ Rừng Sác rất lớn, chị thấy tỉnh Quảng Ninh có 9 liệt sĩ, trong đó có Hà Quang Vóc quê huyện Đầm Hà; riêng huyện Yên Hưng có 5 liệt sĩ, trong đó xã Cẩm La có 2 là Nguyễn Công Bao và Nguyễn Văn Đắc. Ba mẹ con cùng bái lễ và chụp ảnh dưới chân tượng đài mang tên “Đặc công Rừng Sác” trong nghĩa trang liệt sĩ Nhơn Trạch. Đây là tượng đài cao 9 mét, tạc dựng đúng nguyên mẫu chân dung Nguyễn Công Bao và Phạm Văn Tiềm rất uy nghi trong tư thế xốc tới, đúng như bức ảnh đen trắng do nhà nhiếp ảnh Văn Sáu, phóng viên mặt trận chụp trước giờ các anh xuất kích, mà ông Bảy Ước cất giữ cẩn thận bấy lâu. Thật bất ngờ nữa, khi chị và vợ chồng con trai được gặp và chụp ảnh chung với ông Văn Sáu-tác giả những bức ảnh lịch sử đó!
Ông Bảy Ước đã kể với chị về quá trình làm tượng đài:
-Họa sĩ Sĩ Nguyên khi cầm bức ảnh tôi đưa cho, không hề hỏi tên hai liệt sĩ, bảo: “Có một đêm tôi nằm mơ thấy hai ông đặc công bơi từ ngoài sông Đồng Nai vào. Hai ông ở trần, ngực nở múi, bơi dưới nước mà như người đi trên cạn. Ông cằm bạnh xưng là Bao, ông mũi cao và thẳng xưng là Tiềm...” Nghe xong, tôi (Lê Bá Ước) giật mình chỉ bức ảnh: “Thì đúng tên hai thằng này là Bao, là Tiềm đó. Tụi nó có nói gì không?” Họa sĩ bần thần: “Tôi thấy hai ông bảo ghé chơi đôi chút rồi còn phải đi. Ngoài sông anh em đang đợi đông lắm, đi bằng xuồng bo bo... tôi (Sĩ Nguyên) giật mình tỉnh dậy, chẳng biết là hư hay thực?”
Đó là thời gian tỉnh Đồng Nai đồng ý kiến nghị của đại tá Lê Bá Ước xin chủ trương xây dựng tượng đài Liệt sĩ Đặc công Rừng Sác. Bản phác thảo được Hội đồng thẩm định thông qua, kèm theo ý kiến chỉ đạo, bổ sung thêm nhà điêu khắc Trần Thanh Thanh tham gia khâu hoàn chỉnh những chi tiết đã được góp ý và giao cho nhóm tác giả gồm Đại tá Lê Bá Ước, họa sĩ Sĩ Nguyên và nhà điêu khắc Trần Thanh Thanh trực tiếp thi công. Không thể phủ nhận những yếu tố tâm linh. Chỉ trong vòng 3 tháng, thay mặt Ban quản lý dự án, ông Bảy Ước đi vận động các tỉnh giáp giới với Rừng Sác, đến đâu cũng được ủng hộ. Ngày khởi công khu đền thờ, tự dưng trên bầu trời có hàng nghìn con chim bồ chao từ đâu bay về hót rộn rực. Dân địa phương xã Phước An bảo chưa bao giờ lại thấy một đàn chim bồ chao về đông đến thế! Chắc chắn là hương linh các chiến sĩ Đoàn 10 đã phù hộ! Tượng đài này một năm sau còn được dựng một khối nữa trong khuôn viên khu Di tích căn cứ Rừng Sác.
Một niềm vui nữa lại đến với mẹ con Hiệp khi lần thứ ba vào chiến trường xưa. Đầu tháng 9-2004, chị được mời dự ngày giỗ chung các liệt sĩ Đoàn 10 Rừng Sác tổ chức truyền thống vào ngày 1-9 hằng năm và thăm con đường mang tên “đường Nguyễn Công Bao” ở huyện Cần Giờ, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là con đường thứ 367 cùng với con đường số 361 mang tên Hà Quang Vóc, trong số 376 con đường mới của thành phố Hồ Chí Minh được đổi và đặt tên vào năm 2002. Vô cùng xúc động, chị đã chụp ảnh trên con đường còn thắm màu đất đỏ trong cảm giác như đứng trên con đường của quê hương... Cũng hôm 1-9-2004 xuống Cần Giờ thăm khu Di tích căn cứ Rừng Sác, đi cùng xe với Hiệp có ông Sáu Lập (tức thiếu tướng Trần Thành Lập). Ông nói: “Mấy năm qua, chúng tôi không ngừng tác động việc đề nghị cấp trên truy tặng Anh Hùng cho chú Bao... Chưa có hồi âm, chúng tôi còn đề nghị...”
Lần thứ tư, năm 2011, chị Hiệp lại cùng con và gia đình vào Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Nhà Bè xin phép được chuyển hài cốt “anh lính” về mảnh đất quê hương. Khát vọng của chị đã được thỏa nguyện. Hài cốt của anh đã được đón rước, an táng trọng thể tại Nghĩa trang Thị xã Quảng Yên bên dòng sông Bạch Đằng lịch sử...
TẤM BẰNG DANH HIỆU ANH HÙNG LLVTND TRUY TẶNG LS NGUYỄN CÔNG BAO ĐÃ VỀ ĐẾN CĂN NHÀ NHỎ CỦA NGƯỜI VỢ LS.
Vĩ Thanh một chiến công
Nắng chiều đổ dài bóng cây ngoài sân. Khóe mắt Hiệp vẫn còn rơm rớm ướt. Những giọt nước mắt của đau thương và vinh quang, của mất mát và hạnh phúc... ứa long lanh: Vậy là nay “anh lính” nhà em đã được vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng! Và đây cũng là lần thứ 5 em vào lại chiến trường xưa để thay mặt “anh lính” đón nhận Danh hiệu Anh hùng cho anh!
Chia sẻ cùng chị, tôi thắp nén nhang tưởng nhớ anh, người bạn học lứa học trò trường Đình La làng Cẩm La thuở ấy. Chúng tôi lặng đi hồi lâu trước bàn thờ vong linh anh. Đây là bàn thờ do anh Vũ Trọng Cường, người chồng sau này rất thương yêu chị, trực tiếp đóng và dành một gian trang trọng trong ngôi nhà thờ người liệt sĩ. Bao đứng đó, đôi vai trần rắn chắc, vầng ngực nở múi với gương mặt kiên nghị sáng ngời phảng nét cười xa thẳm. Anh Cường còn để riêng hai khung kính lớn trưng bày thành một nơi lưu giữ những tài liệu, những bức ảnh đầy ý nghĩa về Bao và những chuyến vào chiến trường xưa của mẹ con Hiệp. Anh tâm sự: -Nhờ “Anh Lính” mà tôi và gia đình có được những hạnh phúc hôm nay! Tuần rằm nào chúng tôi cũng không quên thắp hương tưởng nhớ và trang trí đẹp bàn thờ cho anh!
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, mỗi chiến công có ý nghĩa và giá trị riêng. Cho đến bây giờ, chiến công và tên tuổi của liệt sĩ Nguyễn Công Bao không chỉ một thời nổi danh, mà sau đó 30 năm (1972-2002), hình ảnh và tên anh đã được nhân dân tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh dựng nên tượng đài và đặt tên con đường ghi nhớ. Và sau 41 năm (1972-2013): năm 2013, người liệt sĩ Đặc công Rừng Sác đã được Nhà nước chính thức truy tặng: Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân!
Chiến công của anh đã được ghi nhận bằng một đỉnh cao của sự tôn vinh! Khát vọng của người vợ liệt sĩ đã được thỏa nguyện và chị thực sự an lòng về trách nhiệm của một người vợ! Còn với tôi, bằng tác phẩm báo chí và văn học của mình, tôi đã hoàn thành một trách nhiệm với bạn học của tôi: góp phần đưa vĩ thanh chiến công vọng vào trang sử đất nước và quê nhà! Trang sử truyền thống của quê hương tôi có thêm bài học cho thế hệ con cháu biết rằng ở vùng làng đảo bên sông Bạch Đằng lịch sử này đã có một anh bộ đội Cụ Hồ, một người con Anh hùng trong một thời liệt oanh như thế!
Vĩ Thanh một chiến công
Nắng chiều đổ dài bóng cây ngoài sân. Khóe mắt Hiệp vẫn còn rơm rớm ướt. Những giọt nước mắt của đau thương và vinh quang, của mất mát và hạnh phúc... ứa long lanh: Vậy là nay “anh lính” nhà em đã được vinh dự nhận danh hiệu Anh hùng! Và đây cũng là lần thứ 5 em vào lại chiến trường xưa để thay mặt “anh lính” đón nhận Danh hiệu Anh hùng cho anh!
Chia sẻ cùng chị, tôi thắp nén nhang tưởng nhớ anh, người bạn học lứa học trò trường Đình La làng Cẩm La thuở ấy. Chúng tôi lặng đi hồi lâu trước bàn thờ vong linh anh. Đây là bàn thờ do anh Vũ Trọng Cường, người chồng sau này rất thương yêu chị, trực tiếp đóng và dành một gian trang trọng trong ngôi nhà thờ người liệt sĩ. Bao đứng đó, đôi vai trần rắn chắc, vầng ngực nở múi với gương mặt kiên nghị sáng ngời phảng nét cười xa thẳm. Anh Cường còn để riêng hai khung kính lớn trưng bày thành một nơi lưu giữ những tài liệu, những bức ảnh đầy ý nghĩa về Bao và những chuyến vào chiến trường xưa của mẹ con Hiệp. Anh tâm sự: -Nhờ “Anh Lính” mà tôi và gia đình có được những hạnh phúc hôm nay! Tuần rằm nào chúng tôi cũng không quên thắp hương tưởng nhớ và trang trí đẹp bàn thờ cho anh!
Trong chiến tranh bảo vệ Tổ Quốc, mỗi chiến công có ý nghĩa và giá trị riêng. Cho đến bây giờ, chiến công và tên tuổi của liệt sĩ Nguyễn Công Bao không chỉ một thời nổi danh, mà sau đó 30 năm (1972-2002), hình ảnh và tên anh đã được nhân dân tỉnh Đồng Nai, thành phố Hồ Chí Minh dựng nên tượng đài và đặt tên con đường ghi nhớ. Và sau 41 năm (1972-2013): năm 2013, người liệt sĩ Đặc công Rừng Sác đã được Nhà nước chính thức truy tặng: Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân!
Chiến công của anh đã được ghi nhận bằng một đỉnh cao của sự tôn vinh! Khát vọng của người vợ liệt sĩ đã được thỏa nguyện và chị thực sự an lòng về trách nhiệm của một người vợ! Còn với tôi, bằng tác phẩm báo chí và văn học của mình, tôi đã hoàn thành một trách nhiệm với bạn học của tôi: góp phần đưa vĩ thanh chiến công vọng vào trang sử đất nước và quê nhà! Trang sử truyền thống của quê hương tôi có thêm bài học cho thế hệ con cháu biết rằng ở vùng làng đảo bên sông Bạch Đằng lịch sử này đã có một anh bộ đội Cụ Hồ, một người con Anh hùng trong một thời liệt oanh như thế!
* Bài của nhà thơ gửi cho LÃO NÔNG PHU qua blog liên kết thành viên và được sự đồng ý của tác giả sáng 15/7/2013