Sắp đến kỷ niệm 66 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ, LÃO NÔNG PHU xin đăng hoạt cảnh thơ ĐƯỜNG VỀ TRẬN ĐỊA NĂM XƯA. Tác phẩm này đã đoạt giải 3 (duy nhất về hoạt cảnh thơ) thể loại kịch bản sân khấu trong cuộc thi sáng tác thơ, ca khúc, kịch bản sân khấu với chủ đề "Bản hùng ca Người chiến sĩ quân khí anh hùng" nhân kỷ niệm 60 năm ngày truyền thống ngành Quân khí (16/9/1951 - 16/9/2011) do Cục Quân khí - Tổng cục Kỹ thuật QĐNDVN tổ chức năm 2011.
ĐƯỜNG VỀ TRẬN ĐỊA NĂM XƯA
HOẠT CẢNH THƠ
Tác phẩm đoạt giải ba của Cục Quân khí
QĐND Việt Nam, thể loại kịch bản sân khấu trong cuộc vận động sáng tác nhân kỷ
niệm 60 năm ngày truyền thống của Ngành Quân khí Việt Nam (16/9/1951 –
16/9/2011). Đây là một trong 3 giải ba, hai giải khuyến khích của LLVT tỉnh
Quảng Ninh và được Chỉ huy trưởng Bộ CHQS tỉnh Quảng Ninh tặng giấy khen.
NHÂN VẬT : Ông Bảng:
60 tuổi, Cựu chiến binh
Ông Bôn: 61 tuổi, Thương binh - Cựu
chiến binh
Bà Nhạn: 56 tuổi, Nông dân, mẹ Vân
Duy: 25 tuổi, Thượng uý Quân khí,
con trai ông Bôn
Vân: 21 tuối, Giáo viên Mẫu giáo, con
gái bà Nhạn - người yêu Duy
Chuyện kịch xảy ra vào
khoảng gữa buổi sáng một ngày mùa hè đẹp trời tại một làng quê ở Bắc Ninh . Một
nét nhạc ca khúc
“ Tấm áo chiến sỹ mẹ vá năm xưa”.
MÀN
MỞ
Ông Bảng trong trang phục
bộ đội xuân hè kiểu cũ , mũ cối sờn mép,
một bên vai khoác chiếc ba lô bạc màu
Ông Bảng:
- Đây đã đến ngã ba lối rẽ
Ngôi đình
thôn Đình vũ vẫn còn đây
Dòng sông
Vân vẫn xanh ngát bóng cây
Trận địa
cũ, giờ mái trường tươi ngói đỏ
Ôi. cảnh cũ
ngày xưa còn đó!
Ngưòi xưa
ơi, còn nhớ đến ta không?
Thấp thoáng
bóng người hái bắp bên sông
Liệu có còn
ai nhận ra người lính cũ?
Thôi,
chi bằng ta cứ qua lối rẽ
Vào nơi xưa
trận địa pháo xem sao? (Lặng nhìn một lát)
Có phải đây là
dấu tích chiến hào
Hầm chỉ huy
của Trung đội trưởng?
Còn kia là
hầm “Binh công xưởng”
Nơi anh Bôn
quân khí trực ngày đêm?
Vân xuất hiện. Cô mặc áo cổ cánh sen nền
trắng, chấm hoa nhỏ nền nã, trên tay cầm
mấy thứ đồ chơi Mẫu giáo. Cô đứng phía xa xa, vẻ phân vân
Vân: ( Chững lại vài
giây, nói nhỏ một mình)
- Hẳn trường ta
có khách lạ đến thăm
( Với ông Bảng ) Dạ, cháu xin chào bác
Ông Bảng: ( Đang nhìn phía
khác, quay lại thoáng ngỡ ngàng )
-
Vâng, chào cô,
chắc cô là cô giáo
Tôi từ xa ghé
lại nơi đây
(Đến gần Vân)
- Chẳng giấu
gì cô, tôi mới tới sáng nay
Là để
thăm người quen, tìm cảnh cũ
Vân:(Mau mắn) - Dạ
xin thưa, bác tìm thăm ai thế ạ?
Và tìm chi nơi trận địa xưa
Cháu
giúp gì được cho bác bây giờ?
Cháu là
Vân, nhà cạnh đình Đình vũ
Ông Bảng: (Bước lại gần Vân, thay đổi cách xưng hô,giọng
gần như reo lên)
- Ôi, thật may, bác có người quen cũ
Đã quen
thời quân ngũ ở nơi đây
Ba sáu
năm, từ ngày ấy đến nay
Biền
biệt, chưa một lần gặp lại
Vân: ( Vẻ mặt nửa bí mật, nửa hóm hỉnh)
- Cháu đoán thử thế này có phải
Chắc chủ
nhà nơi bác đóng quân?
Ông Bảng:
(cười to) - Cháu rất thông minh, bác ở
nhà dân
Cụ là một
thầy giáo làng bình dị
Vân:(Nhẹ
giọng) - Dạ thưa bác, cụ tên gì thế ạ?
Cháu hậu
sinh chẩng thể biết được đâu
Ông Bảng: - Hai cụ sinh ra chỉ có một gái đầu
Cụ ông
hình như là Lê Hữu Mậu
Vân: (Nói
một mình) - ( Chẳng có lẽ đó
là ông ngoại
Nhưng tên
ông Trần Duy Mại sao cơ?
Mình mới
sinh, ông mất tự bao giờ
Điều này
chắc mẹ mình mới biết ! )
(
Quay sang ông Bảng ) Đã đến giờ, cháu xin lên lớp
Bác theo
ngõ này thẳng đến ngã ba
Và hỏi
thăm đến các cụ già
Thế nào
cũng tìm được người muốn gặp
Bà
Nhạn ra. Bà mặc áo màu cánh sen, tay cầm
nón, giọng đon đả, nhẹ nhàng
Bà Nhạn : (Với con) - Kìa Vân, mẹ đi tìm con khắp
Anh Duy
mới về nghỉ phép đó, con
Nó đi sau,
cùng với bác Bôn
Chắc lát
nữa tới đây cùng bác ấy
Ông Bảng quan sát bà Nhạn
hồi lâu, nhíu mày giây lát, gật gật đầu như mới chợt nhớ ra
Ông Bảng: -Kìa có phải là bà không đấy !
Bà
Nhạn ơi, còn nhận được ai không?
(Bà Nhạn chững lại nhìn ông khách lạ, ngỡ ngàng giây lát rồi
chợt buông giọng thốt)
Bà
Nhạn:
- Quên làm sao chốt cao xạ
bên sông
Bác Bảng.
Trời, phải bác không, bác Bảng?
Ông
Bảng:( Cười lớn) Vâng, đúng tôi, mấy chục mùa mưa nắng
Người
lính bên sông mới lại trở về đây
Làng thôn
xưa nay đã đổi thay
Nhưng tấm
lòng thì vẫn không thay đổi
Vân: (Hết nhìn
mẹ lại nhìn ông Bảng)
- Có lẽ
chính đây là người bộ đội
Mẹ vẫn
thường hay kể con nghe
Chính là
ngưòi chẳng quản hiểm nguy
Cứu ngoại con thoát ra tầm lửa đạn Ông Bảng:(
Cười ngượng nghịu,vẻ lảng chuyện)
Nói thế này không sợ là quá đáng
Chính mẹ
con cứu bác khỏi hy sinh
Vì thương
binh, mẹ cháu đã quên mình
Cứu bác
và bác Bôn thoát chết
Bà Nhạn:(Nhìn ông Bảng,
lắc đầu, nửa có vẻ trách dỗi, nửa xí xoá)
- Gớm, bao nhiêu câu, bác giành phần nói hết
Tình quân
dân, vì nghĩa lớn chẳng nề chi
(Vẫy
tay ra hiệu cho con) Thôi, Vân ơi, con hãy rảo bước đi
Đón anh
Duy và bác Bôn tới nhé
Vân
đi
Bà Nhạn : - Anh bộ
đội Duy sắp trở thành con rể
Bác biết Duy là con của ai không?
(Nhìn
ông Bảng, nhưng lại tự trả lời luôn)
Chính là trai của trung sĩ Đỗ Viết Bôn
Lính
Quân khí của Tiểu đoàn cao xạ pháo
Người
lính ấy lại cùng nhóm máu
Cứu cha
tôi sống lại năm nào
Ông Bảng :(Trầm lại) - Tôi
phục viên vào tháng bẩy năm sau
Chẳng
nắm được thông tin đơn vị cũ
Đồng đội
rồi mỗi nơi một đứa
Được gặp
anh Bôn là quý lắm rồi
Ông Bôn, Duy, Vân ra. Ông Bôn mặc quân phục
kiểu cũ bằng vải ga-ba-đin ngắn tay, ngực đeo huy hiệu Thương binh, tay trái
cụt đến bả vai. Duy chững chạc trong bộ quân phục. Ông Bôn đến gần, bàn tay
lành đặt lên vai ông Bảng, giọng đầy xúc động
Ông Bôn: - Xin đón mừng người đồng đội của tôi
Ngót bốn
chục năm, bây giờ gặp lại
( Lùi
ra xa, ngắm nghía) - Ôi, vẫn như
xưa, tôi còn nhớ mãi
Anh hát chèo hay nhất Đại đội ta
(Nhỏ
giọng, xót xa) Trung đội
mình có hai cậu đã đi xa
Đứa
Liệt sĩ, đứa ốm đau thì mất!
(Tha thiết) Nhưng tấm lòng thì
thuỷ chung như nhất
Đồng
đội ơi, xin hãy nhớ về nhau
Duy:(Đầy vẻ tự hào) - Bác, cha
trước, con lại tiếp sau
Hai
thế hệ cùng chung câu đồng chí
Cha thắng Mỹ với tinh thần Quân khí,
sáu
mươi năm anh dũng, kiên cường
Vân:(Đến bên mẹ, băn
khoăn, ngập ngừng, nhìn cả hai người khách như dò hỏi)
- Có môt
điều con muốn được tỏ tường
Thưa
mẹ và thưa hai bác
Chỉ
mới thôi, con vừa được biết
Ông
ngoại con sao lại hai tên?
Bà Nhạn: (Cầm tay con trìu mến, rồi
nhìn hai người khách)
- A,
điều này mẹ chưa nói với con
Lê Hữu
Mậu là bí danh hồi kháng chiến
Hai
bác đây chỉ biết có một tên
Mẹ là
Trần Thị Nhạn đó con
Chính
họ gốc nhà ta bên đằng ngoại
Duy: (Nhanh nhẹn đến gần bà Nhạn tiếp lời)
- Và
thưa bác, điều này có phải?
Giữa
làn bom bác đã cứu cha con
Bác
xông pha vào lúc địch dội bom
Quyết
không để thương vong lần nữa
Ông Bảng: ( Bồi hồi cảm
động, giọng xa xăm, nghẹn ngào)
- Bà ấy
như thoi, lao vào dập lửa
Bác mê
man, bà ấy xốc lên vai
Rồi
cõng bác thẳng về nơi trạm xá
Dứt
cơn mê, bác hỏi cô y tá
Mới
biêt rằng bà ấy cũng bị thương
Bà Nhạn:
(Nhìn ông Bảng xua tay, lắc đầu nhè nhẹ)
- Vết
thương tôi cũng chỉ bình thường
Ông
mất máu tưởng chừng không qua nổi
Thế mà
lúc mới vừa tạm khỏi
Đã
hỏi ngay: “ Cô Nhạn có sao không? “
Ông Bôn: (Tiếp mạch hồi
ức):
- Vẫn còn đau, bà ấy chống gậy sang
Nhường
tôi hết nào cam, nào chuối
Lúc
cân đường, khi chỉ là múi bưởi
Tận
tình như chăm sóc người anh
Ngày quê ta đã hết chiến tranh
Vết
thương nặng, tôi vào khu điều dưỡng
Gia đình riêng, nhưng vài tuần lại xuống
Bà chăm tôi như thể người thân
Ông Bảng: (Đến gần ông Bôn và bà Nhạn, ba người hướng về Vân và
Duy. Vân thẹn thùng nép vào sau vai Duy)
- Và hôm nay hạnh phúc đã ươm mầm
Hai con
sắp trở thành đôi, thành lứa
Tình
quân dân sắt son qua đạn lửa
Lại
nở hoa kết quả thắm đồng quê
Bà Nhạn: (Tiến về phía
trước một bước, như nói với khán giả)
Quân với dân vẫn trọn vẹn câu thề
Gian khổ, đau thương
vẫn thắm tình cá nước
Vẫn thuỷ chung, nghĩa nồng nàn sau trước
Nào, ta hát câu Quan họ giữa quê hương
Tât
cả: (Mọi người hát theo làn điệu
Tương phùng, tương ngộ - Dân ca Quan họ Bắc ninh)
Khi xuân về (là) trên
quê hương tươi đẹp (i)
Trăng (i) sáng tỏ, (i),
ta ngỏ câu ân tình
Trên (i) quê (ì) mình, cảnh đẹp như ước mơ
Vui (í) đêm hôm rằm,
tình đẹp như ý thơ
Bên (i) dòng sông ( í
a a là) dòng sông
Trận địa (í à) ngày xưa (i) nay đã nên đồng xanh
Nay đã nên trường xinh (ì ì
a)
Ngày vui (i), đêm hội (i)
vui hội (a) ta vào mùa
Ước (í) mơ bảo đời , ngàn lời ( à) ta hát lên
Sắt (í) son lời thề , tình thêm đẹp (là)
quân với dân.
(Về kết) Gái (í) trai
quê mình(ì), tình thêm đẹp (là) đôi lứa đôi
HẠ MÀN
NGUYỄN ĐÌNH THÁI