Tôi
lại về Chiến khu xưa đệ tứ
Trời
Đông Triều trắng lắm một màu mây
Trầm
mặc rêu phong, chùa Bắc Mã còn đây (1)
Thấp
thoáng kia, bóng áo nâu đoàn du kích.
Vẳng
đường thôn, tiếng ai cười khúc khích
Đạm
Thủy làng xưa, đâu dáng các anh về (2)
Tư
lệnh ơi, còn nhớ phố Mạo Khê (3)
Ất
Dậu, tháng tư, anh về gây cơ sở. (4)
Tràng
Bạch ơi, những ngày xưa gian khổ
Du
kích Chiến khu về, đồn giặc vỡ tan
Cô
gái Hổ Lao nghiêng vành nón cười duyên (5)
Em
có biết nơi khai sinh Chiến khu đệ tứ. (6)
Dấu
đồn giặc ở đâu, Bí Chợ (8)
Giặc
Pháp kinh hoàng, vỡ trận Bô-lê-rô (9)
Cray-xăc
và Ô-đa-xi-ơ (10)
Vịnh
Rồng thiêng không để bay khuấy đục.
Xuân
Sơn, Đại Bình, Đồng Văn, Yên Đức (11)
Uông
Bí, Bình Liêu, Ba Chẽ, Cửa Ông (12)
Những
tên làng, những tên đất, những chiến công
Những
địa danh lưu sử vàng truyền thống
Tháng
mười thu, trời trong, gió lộng
Em
có về chơi Móng Cái cùng anh
Trà
Cổ chiều, cát trắng, sóng biển xanh
Mái
đình cổ vẫn thi gan cùng tuế nguyệt.
Biển
Hạ Long bốn mùa sóng biếc
Nhớ
năm sáu tư, tháng tám, mùng năm (13)
Anh
Trần, anh Tạo, Dương Văn Tân
Đã
bắt gọn giặc trời An-vơ-ret. (14)
Trận
địa vẫn đây, Anh hùng Đặng Bá Hát (15)
Dưới
làn bom, vẫn kiêu dũng hiên ngang
Bến
Hòn Gai, tàu tấp nập ăn than
Có
tấn than nào máu anh nhộm thắm.
Có
trận đánh nào mà không đổ máu
Anh
Lộc, anh Cường, anh Bỉ, anh Lương (16)
Có
trận đánh nào nửa trung đội thương vong
Nửa
gánh cơm thừa, anh nuôi òa khóc.
Anh
Vóc ơi, người đặc công rừng Sác
Lúc
gài thuốc nổ đáy tàu, có nhớ Hạ Long
Quê
hương ơi, nhớ lắm những dòng sông
Tuổi
hoa niên vẫy vùng trên sóng nước.
Các
anh trở về, người còn, người khuất
Một
trăm hai lăm bà mẹ, nước mắt khô (17)
Chiến
tranh qua đi đã tự bao giờ
Trong
các Mẹ, chiến tranh còn hiện hữu.
Bao
đền đài, trước thời gian không thể là vĩnh cửu
Tượng
đài các Mẹ, các anh vạn kiếp tạc lòng dân
Đây
Trường Sơn! Bạch Đằng Giang! Đây Việt
Sông
núi khí thiêng “nghìn thuở vững âu vàng”. (18)
Có
một góc trời biên ải xứ An Bang (19)
Người
lính trẻ “Rọi Đèn” canh phên dậu
Có
một dải biên cương yêu dấu
Tổ
Quốc yên lòng, có lính trẻ Quảng Ninh.
Hạ
Long 26 tháng 5/2013
NGUYỄN ĐÌNH
THÁI
CHÚ THÍCH:
(1) Chùa
Bắc Mã (Đông Triều), nơi đồng chí Nguyễn Bình gặp đồng chí Hải Thanh để thống
nhất lực lượng, chuẩn bị thành lập Khu căn cứ.
(2) Tại
nhà đồng chí Nguyễn Kim Ngọc (làng Đạm Thủy- Đông Triều), ngày 15/7/1945, Ban
lãnh đạo Khu căn cứ họp bàn và quyết định khởi nghĩa vào ngày 16/7/1945.
(3) (4)
Cuối tháng 4/1945, đồng chí Nguyễn Bình (sau này là Tư lệnh Chiến khu) gặp đồng
chí Hải Thanh tại nhà ông Nguyễn Văn Đài
(phố Mạo Khê) để bàn việc xây dựng lực lượng vũ trang, chuẩn bị thành lập khu
căn cứ.
(5) Du kích đánh chiếm đồn Tràng Bạch (Mạo
Khê) ngày 16/7/1945.
(6) (7) Sáng 17/7/1945, Ban Lãnh đạo cuộc khởi
nghĩa chính thức tuyên bố thành lập Đệ tứ chiến khu (chiến khu Trần Hưng Đạo)
tại đình làng Hổ Lao (Đông Triều).
(8) Ngày
01/7/1945 du kích chiếm trại địch ở Bí Chợ (Uông Bí).
(9) Quân dân tỉnh Quảng Yên chống trận càn
Bô-lê-rô của giặc Pháp từ 28/6 đến 26/8/1952.
(10) Quân dân Hồng Quảng đánh chiếm tàu chiến
Cray-xăc và Ô-đa-xi-ơ của Pháp vào các ngày 07 và 11/9/1945.
(11) Tên một số xã trong tỉnh được Quốc Hội tuyên
dương danh hiệu “Anh hùng thời kỳ.
(12)
Tên một số huyện trong tỉnh được Quốc Hội
tuyên dương danh hiệu “Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân” qua các thời kỳ.
(13)
(14) Trong trận đầu của cuộc chiến
tranh phá hoại bằng không quân của đế quốc Mỹ, quân dân thị xã Hòn Gai đã cùng
quân dân các tỉnh Quảng Bình, Nghệ An,
Thanh Hóa bắn rơi 08 máy bay Mỹ trong ngày 05/8/1964. Các đồng chí Tạo, Trần,
Tân đã bắt sống tên trung úy giặc lái An-vơ-ret khi hắn nhảy dù từ chiếc máy
bay F.4H bị bắn cháy xuống vịnh Hạ Long. Hắn là tên giặc lái đầu tiên bị bắt và
bị giam lâu nhất cho đến năm 1973 mới được trao trả.
(15) Anh
hùng Liệt sỹ Đặng Bá Hát, Đại đội trưởng đại đội pháo phòng không 37mm, thuộc
tiểu đoàn tự vệ xí nghiệp Bến Hòn Gai. Anh hy sinh ngày 12/7/1972 khi đang chỉ
huy đại đội bảo vệ phà Bãi Cháy trên trận địa +102. Anh hy sinh trong khi tay
vẫn nắm chắc cờ lệnh.
(16) *Anh
hùng LLVTND Đỗ Viết Cường.
(17) *Các Anh hùng Liệt sỹ Đào Phúc Lộc, Lê Lương, Đỗ Chu Bỉ.
Tính đến 3/2012 toàn tỉnh Quảng
Ninh có 125 bà mẹ Liệt sỹ được Quốc Hội phong tặng danh hiệu “Mẹ Việt Nam Anh
hùng”. Hiện 07 mẹ còn sống.
(18) Một ý
trong câu thơ của vua Trần Nhân Tông:
“Xã tắc hai
phen chồn ngựa đá
Non sông
nghìn thuở vững âu vàng”
“Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã
Sơn hà thiên cổ điện kim lâu”
(19) An
Bang: tên chỉ vùng đất Hải Ninh, Quảng Yên thời nhà Hậu Lê.
(20) *Rọi Đèn (Truyền
Đăng) tên gọi cũ của núi Bài Thơ bây giờ, nơi Thi sỹ - Hoàng Đế Lê Thánh
Tông trong một chuyến tuần du xứ An Bang đã ghé thuyền Rồng và Ngự bút đề bài
thơ 56 chữ nổi tiếng vào thế kỷ XV.
*Phên dậu: (Rào chắn) từ
cổ chỉ biên giới, biên cương.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét