Những ngày này, Nhân dân ta, Quân đội ta đang kỷ niệm 38 năm Ngày Chiến thắng 30/4. Nhưng giang sơn chúng ta chưa trọn vẹn về với nhân dân ta. Máu còn đổ và sẽ còn đổ.
Tôi xin post trọn vẹn bài thơ này để mọi người chia sẻ với tấm lòng của một người lính, một người yêu nước Việt trong hàng chục triệu người Việt yêu nước mình
BÀI THƠ VIẾT TỪ XÚC CẢM
KHI
ĐỌC MỘT BÀI BÁO *
“Thành Cổ Loa” (1) trên
quần đảo Trường Sa – Việt Nam
Đá móng được chở ra trên những con tàu HQ Quân chủng (2)
Nền móng ấy sẽ muôn vạn năm, đời đời bền vững
Cương vực An Dương Vương được rào chắn giữa biển xa.
Mang đến Trường Sa một nắm đất phương Nam (3)
từ đôi tay của nhà giáo tương lai,
sinh viên Sư phạm (4)
Nắm đất ấy còn nồng khói bom, khét mùi thuốc đạn,
hằn vết xích xe tăng T năm tư (T54)
còn
lưu lại từ một chín bẩy lăm (5).
Người lượm ve chai Nguyễn
Thị Quý
phường An Phú Đông (6)
Mẩu tin nhỏ từ một mảnh báo
con con, tờ Tuổi Trẻ (7)
đã lay động con tim giữa
trưa hè trong ngõ nhỏ (8)
Chị hiến cho Trường Sa chỉ có nửa triệu đồng,
nhưng tình yêu thì phải được
sánh với kim cương (9).
Cái hành vi ấy bình
thường
nhưng nghĩa cử ấy lại phi thường
Bởi sinh kế nuôi con bằng việc bươn chải lượm nhặt ve
chai,
nhưng chị bớt bữa, góp năm trăm ngàn
cho đủ tiền nghìn triệu thứ mười hai (10)
Thêm cả mười bẩy tỷ đồng xây Loa Thành nơi biển cả. (11)
Hơn tám chục triệu người Việt Nam là bấy nhiêu viên đá (12)
Có phên dậu vĩnh cửu nào được xây bằng
tình yêu Tổ Quốc thế này chăng?
Muôn vạn đá thiêng từ trùng điệp dãy Trường Sơn,
từ đỉnh Ba Vì, Thánh Tản Viên gửi ra xây biên cương trên biển.
Xã tắc lung lay, sơn hà
nguy biến
Liệu còn ngõ phố nào cho chị Quý lượm ve chai?
Chân lý này đơn giản như phép tính một cộng với một bằng hai
Không cần học vị, học hàm cao siêu ai mà
chẳng biết.
Chị Quý ơi, sao phải giấu đi những dòng nước mắt? (13)
Hãy khóc to lên, đây là đất, là quần đảo san hô, là biển của chúng mình
Đất Nước còn có thể sờ thấy cụ thể cả dáng hình
khi bàn tay quen lượm ve chai run run
đặt lên dòng Quốc hiệu thiêng liêng
trên cột mốc. (14)
Thì đây, giữa biển Đông
có một phần thịt da con dân Tổ Quốc
của linh hồn những chiến sỹ trên đảo nổi, đảo chìm giữa khơi xa
Tổ Quốc chính là lá Quốc kỳ anh lấy máu mình nhuộm thắm
trên bãi đá Gạc Ma
Giặc có thể giết anh nhưng phần giang sơn
này không thể mất. (15)
Tổ Quốc là Mốc Chủ Quyền do tổ tiên và chúng ta
đang dùng đến cả máu xương xây đắp
Một trăm mười một kinh độ Đông, năm lăm phút,
năm lăm giây (16)
Vĩ độ tám phía Bắc, ba mươi tám phút ba mươi (17)
Sừng sững giữa Biển Đông trên quần đảo san hô Bão Tố. (18)
Tổ Quốc rực lên trong bốn
bức tranh và sắc cờ bằng sứ
Đồ gốm Bát Tràng cưỡi sóng dữ tới Trường Sa
Phù sa đỏ sông Hồng do chính
tay vua Lý Thái Tổ gửi ra
sau một ngàn không trăm lẻ hai năm. Tượng hình Quốc kỳ
trong ba trăm mười mét vuông
nơi
biên cương xa nhất. (19)
Lẽ tạo hóa thường tình trong thuyết luân hồi: sinh sôi, cỗi già,
trong các cặp phạm trù:
thắng thua, được mất…
Nhưng non sông thì không thể mặc cả, không thể di dời
Phương Bắc, phương Nam
riêng rẽ một cõi trời
Cương vực nào, non sông nào có chủ nhân
của non sông, cương vực ấy.
Một ngàn năm (20)
cho đến
mười bốn tháng ba
một
chín tám tám, (21)
máu chúng ta vẫn chảy (22)
Sáu tư linh hồn còn canh giữ các đảo đá Len Đao, Cô Lin, Gạc Ma
Tàu HQ505 và các anh neo cạn trên đảo làm cột mốc sống
để khẳng định chủ quyền giữa trùng xa (23)
Một doi đá ngầm nhỏ nhoi vài mét vuông thôi cũng cần phải có danh xưng,
cũng là đất đai. Dưới đất đai và sóng đại dương còn có cả
thịt da, máu xương người
Việt. (24)
Vài chấm nhỏ trên bản đồ, nhấp nhô nơi Biển Đông,
thế giới yêu chuộng yên ổn, hòa bình ai mà chẳng biết
Không phải ao nhà, nơi tiếm xưng cái gọi là
Nam Hải của lân quốc đâu!
Dải đất trên bán đảo Đông
Dương, có biển ở phía Đông
và
khoảng không nước Việt trên đầu
Chỉ duy nhất một cách gọi:
đấy
là thềm hiên nhà dầm nước do Thục Phán
An
Dương Vương đặt móng đã hơn bốn ngàn năm.
Bốn trăm phi công, viên
chức phía Nam
của Công ty trực thăng
Chỉ sau gần sáu mươi phút đã quyên gửi Trường Sa
năm mươi triệu đồng mua đá
Mỗi một người nhắn một
tin, để thành
một nghìn không
trăm bốn tám (25)
lời yêu thương bay qua cánh sóng tới đảo xa.
Tất cả nhân dân mình đều
hướng tới Trường Sa
Phụ nữ xô-viết Hưng Nguyên, hai mươi ba xã, góp
hai chục triệu đồng cho đợt một, (26)
dẫu cuộc sống thường ngày đâu cứ đợi khi nào dư dật
Thì đấy thôi, với tấm lòng thảo thơm, các chị đã
xứng là những tỷ phú đất Nghệ An.
Những người trẻ của Tổng
công trình giao thông
Cienco
năm (CIENCO5)
Một ngàn năm trăm huy
hiệu Đoàn cùng
ánh lên trên ngực trái (27)
Một nghìn triệu đồng của ba mươi ba chi đoàn (28)
đâu có phải
số đếm của đồng tiền
mà chính là hoa thơm
để kết trái tình yêu.
Đất nước ta vừa qua khỏi hai cuộc trường
chinh,
nhân dân ta chưa khỏi thoát nghèo
Các cháu ở Si Ma Cai, Xín Mần, Mù Căng Chải chưa đủ cơm,
cơm chưa có thịt để ăn (29)
Nhưng cấp thiết hơn, Tổ Quốc cần có chủ quyền,
các
cháu cần chỗ nương thân
Đất nước yên bình, các cháu ơi, rồi nhiều cơm, rồi bữa ăn dần có thịt.
Kia, cô gái Củ Chi mang trong mình bao nhiêu khuyết tật (30)
Sáu lăm centi, chỉ số trọng
lượng ba mươi cân
Nhưng tình yêu nước của cô gấp bội chiều cao,
nặng mấy chục lần
Tôi đã khóc thương người con gái xương thủy tinh,
trong người còn đioxin độc tố. (31)
“Xây lên nào, những yêu
thương không vụn vỡ
Trường Sa ơi thắm mãi một tình yêu” (32)
Hai trăm ngàn đồng, có nhiều nhặn gì đâu (33)
Mỗi một học sinh góp năm trăm đồng,
nhưng tôi nghĩ rằng chỉ bằng ấy tiền thôi, vẫn
có thể xây
được móng vàng ròng
cho “Loa Thành trên biển”
Cô gái tật nguyền Củ Chi
ơi, tôi hiểu
Em xây yêu thương không vụn vỡ ở “Loa Thành”
Thân thể em lại dễ vỡ vụn mong manh,
cốt xương em trong trắng thủy tinh
Vịn vào Tổ Quốc, em bỗng vụt
phi thường,
mạnh mẽ như Thiên Vương Phù Đổng
Trường Sa ơi, ngày những
người lính Hải quân
và
cả dân tộc này đang sống
Đáng sống nhiều hơn vì ta còn có đất, có rừng, sông,
biển
đảo của chúng ta (34)
Một ngàn không trăm tám mươi năm, ngoảnh lại vẫn chưa xa (35)
Nền độc lập này chỉ có ta, do ta, đâu phải nhờ ai gìn giữ.
Nền độc lập của giang sơn này do dân giành
lấy.
Dân ắt phải, mãi mãi phải là ông chủ!
Tư lệnh Giáp Văn Cương ứa lệ nhìn anh lính biển Nguyễn Văn Tròn: (36)
“Đất đai hương hỏa ông bà, dù giá
nào phải giữ lấy nhé, con
Mất đảo là mất biển. Mất biển thì chúng ta mất nước…”.
Người lính thô ráp quê
biển Nguyễn Văn Tròn
rưng
rưng nước mắt:
“Bố hãy tin, gian khổ mấy, chúng con vẫn vững vàng
Sức trẻ này xây bờ cõi giữa đại dương
Thuyền Chài buông neo chắc, Tổ Quốc ta
không bao giờ trôi dạt!” (37)
Ba mét vuông đá ở đảo Thuyền Chài chỉ có rẻo san hô và cát
Người lính yêu nước kia hồn nhiên sáng kiến: “giấu” đảo nhỏ đi
Chỉ cần cái xẻng con và một tiếng
rưỡi đồng hồ
Nước che đất, Đất Nước không bị kẻ thù nào nhòm ngó. (38)
Mỗi một tấm lòng, mỗi một hành vi
hay
gửi vào trong gió
một nghìn tin nhắn. Năm nghìn sinh viên Bà Rịa – Vũng Tàu
dù bữa cơm còn
nghèo, ít thịt nhiều rau
nhưng vẫn góp hàng chục triệu đồng gửi Trường Sa
để các anh thêm cọng rau tươi cho bữa ăn đạm bạc.
Hãy gửi nhiều tấm lót vai cho những
chàng Hải quân đang khuân vác
Vai áo rách bươm sau những bận
vác đá dựng công trình
Hai trăm viên mỗi lần, vai rộp phồng,
hỡi người lính công binh (39)
Người ở đất liền cũng phồng rộp bao nhiêu là thương nhớ.
Sa Vĩ ngoài này cũng là nơi địa đầu sóng gió (40)
Tôi thức đêm nay nghe gió thổi tận Pò Hèn (41)
Tiếng còi tàu lẫn tiếng quân reo “Sát Thát” ở biển Vân Đồn
Có phải chiến thuyền “Soái” của
Nhân Huệ Vương Khánh Dư
đang neo ngoài Cửa Lục. (42)
Tiếng lá rừng hồi Thán Phún, rừng quế Hoành Mô rì rào,
thấp thoáng thuyền câu Vũng Đục (43)
Tiếng chuông thiêng non Yên Tử vẫn thoảng gió vọng về
Đỉnh Truyền Đăng nhấp nháy sao khuya (44)
Tôi miên man đồ rằng: khói lửa từ ngôi sao ấy đang báo tin chăng
nơi biên ải An Bang lũ ngoại xâm đang quấy phá? (45)
Đất trời và biển Rồng Đậu
đêm nay yên tĩnh quá
Hãy lắng nghe Hạ Long đang rì rầm kể lại chuyện cũ bẩy trăm năm (46)
Người lính già đầu bạc thuở Nguyên Phong (47)
Dưới ánh trăng thu đang mài gươm bên vách núi.
Chẳng biết sau hai trăm hai mươi ba năm, kẻ thù còn nhớ lối (48)
Kể từ sau Kỷ Dậu. Gián Khẩu, Ngọc Hồi, Thường Tín, Đống Đa? (49)
Chúng còn nhớ chăng những gò
đống
còn
ai oán, vất vưởng những hồn ma
Tổ tiên ta đã nhân từ nhón tay lập nơi ngụ hương cho ác hồn dị tộc. (50)
Biển Đông, Trường Sa đang
mùa gió lốc
Các em hãy tựa lưng vào vững chãi gốc phong ba
Phía tây các em, nơi ấy có Nam Quốc sơn hà
Hơn một trăm sáu chục triệu cánh tay sẽ đan kết
thành tấm khiên thép khổng
lồ
chắn
che cho quần đảo
Đất liền, hải đảo, biên
ải. Suốt một dải
cương
thổ Việt Nam
đang gồng lưng chống bão
Những động thái này thành
kỹ nghệ đã bốn nghìn năm
Nghệ thuật này đã cụ thể hóa thành văn,
Được tổng kết trong “Đại cáo Bình Ngô”,
“Hịch tướng sĩ”,
“Tuyên ngôn độc lập”… (51)
Người dạy sử thế kỷ hai mươi, Anh Văn, Tướng Văn – Nguyên Giáp (52)
Đã viết nối vào chỉ dụ của Nguyễn Huệ - Quang Trung (53)
Viết thêm chương cho Hịch văn của Quốc Tuấn Hưng Đạo Vương
Vỗ lan xa nhịp sóng Trương Hán Siêu “Bạch Đằng Giang phú”.
Những áng thiên cổ hùng
văn vẫn muôn năm bất hủ
Nghiên mực viết thơ “Thần” còn đầy ắp đến hôm nay (54)
Khúc Như Nguyệt xưa, chứng tích vẫn còn đây (55)
“Tiệt nhiên định phận” cho “nước Nam , vua Nam ở”. (56)
Kẻ thù đã quên ư? Hãy
nhắc cho chúng nhớ
Nhìn thấy không, khúc đường hiểm ải Chi Lăng?
Nhìn thấy không, bại tướng Liễu Thăng? (57)
Hồn phách lạc xiêu, chỉ còn kia, hình đá cụt đầu
lạc lõng, sượng sùng, bơ vơ xứ khách.
Chưa thuộc sử Nam ư?
Thì nhắc cho chúng biết
đâu Đông Bộ Đầu, đâu Vạn Kiếp? Nhìn đấy Bình Than! (58)
Một dải ba lần cuồn cuộn sóng Đằng Giang
Chúng sẽ ngộ ra một điều thật giản đơn:
Tại
sao “tự cổ huyết do hồng”. (59)
Mỗi ngôi nhà cho đến mỗi
dòng sông
Chúng có hiểu tại sao nhà và sông ở đây lại đều chọn phương Nam
cho
mặt tiền và hướng chảy?
Kinh thành Thăng Long giặc bao phen đốt cháy
mà sóng Hồng Hà vẫn ngàn năm kiêu hãnh khải hoàn ca.
Trường Sa, Hoàng Sa của Việt Nam! Toàn vẹn lãnh thổ, lãnh hải,
không
phận Việt Nam
có cả một phần không
thể tách rời: bầu trời, mặt nước biển
trong quần đảo Hoàng Sa, Trường
Sa
Thềm Tổ Quốc vươn dài nơi
Biển Đông
trùng trùng phong ba bão tố
Cửa ngõ nhà ta, ao nhà của ta, của nổi, của chìm của ta,
ta phải giữ
Cơ nghiệp này, giang sơn này,
sông núi này
phải giao lại trọn vẹn không thể thiếu một tấc
cho vạn đại cháu con. (60)
Hạ Long 8/2012
Nhớ 48 năm ngày truyền thống đánh thắng
trận
đầu 05/8/1964
của Quân chủng Hải quân NDVN anh hùng
Khởi thảo: sáng
04/8/2012
Viết xong: 0h30 09/8/2012
NGUYỄN ĐÌNH THÁI
ĐỀ DẪN:
* Bài “Góp đá xây dựng Trường Sa vững chãi, kiên
cường” Ghi chép của nhà văn, nhà báo Chi Phan, Phó Tổng Biên tập Báo Cựu Chiến binh Việt Nam trong chuyên mục Văn hóa – Văn nghệ , trang 22 Tạp
chí Cựu Chiến binh Việt Nam số 251, tháng 7 năm 2012.
(1)
CBCS trung đoàn 83 Công binh Hải quân NDVN thường ví von các công trình quân sự
trên quần đảo Trường Sa do mình xây dựng là “Thành Cổ Loa trên biển”.
(2) Các
tàu của Quân chủng Hải quân NDVN đều lấy ký hiệu trên thân tàu là HQ và số hiệu
(Ví dụ các tàu HQ 604, HQ 505 đã anh dũng chiến đấu ngày 14/3/1988 ở vùng biển
Trường Sa).
(3) (4)
(5) Từ sự việc năm 2011, Nguyễn Phan Hà
Châu, sinh viên trường Cao đẳng Sư phạm TƯ TP Hồ Chí Minh mang một nắm đất từ
đất liền khi ra thăm đảo Trường Sa, báo Tuổi trẻ thành phố Hồ Chí Minh có ý
tưởng phát động chương trình “Góp đá xây
Trường Sa”.
(6) (7)
(8) (9) Câu chuyện chị Nguyễn Thị Quý ở phường An Phú Đông, quận 12, TP Hồ Chí
Minh là người làm nghề lượm ve chai. Trong một lần đi bán ve chai giữa trưa
nắng, ngồi nghỉ trong một con hẻm nhỏ, tình cờ đọc hàng tít “Góp đá xây Trường Sa, góp lòng yêu nước” trên tờ báo Tuổi trẻ trong đống ve chai, chị đã góp
hai lần (200 ngàn+300 ngàn) tổng cộng là 500 ngàn đồng nhờ báo Tuổi trẻ gửi ủng hộ “Góp đá xây Trường
Sa”.
(10)
(11) Sau 3 tháng phát động chương trình “Góp
đá xây Trường Sa”, báo Tuổi trẻ đã
vận động được 12 tỷ đồng và xây dựng một công trình trị giá 17 tỷ đồng ở Trường
Sa.
(12)
Dân số nước ta hiện nay.
(13)
(14) Khi ra thăm Trường Sa, chị Quý lặng lẽ đến bên cột mốc chủ quyền của Tổ
Quốc, bàn tay chai sạn sờ lên từng dòng chữ đắp nổi bằng xi măng, cố giấu đi
những giọt nước mắt xúc động.
15)
Trong trận hải chiến ngày 14/3/1988, thiếu úy đảo phó đảo Gạc Ma Trần
Văn Phương cùng 2
chiến sĩ Nguyễn Văn Tư và Nguyễn Văn Lanh được trung tá Lữ đoàn phó Trần Đức
Thông (Đoàn 146 Hải quân) giao nhiệm vụ bảo vệ lá Quốc kỳ trên bãi đá ngầm. Khi
đang giữ cờ, thấy một chiến sĩ bị uy hiếp, anh lao vào bảo vệ và bị trúng đạn,
hy sinh tại chỗ. Trước lúc hy sinh anh đã nói: “ Thà hy sinh chứ không chịu mất đảo. Hãy để cho máu của mình tô
thắm lá cờ truyền thống của Quân chủng Hải quân anh hùng”. Lúc ấy các anh đều không có vũ khí để tự vệ.
Ngày 06/01/1989, Liệt sĩ Trần
Văn Phương đã được Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam truy phong danh hiệu Anh hùng LLVTN Việt Nam .
Anh hùng LS Trần Văn Phương sinh năm 1965, quê ở xã Quảng Phúc, huyện Quảng
Trạch, tỉnh Quảng Bình. Đảo đá Gạc Ma có tên quốc tế là Johnson South Reef. Bãi đá nơi cao nhất,
chỉ khi nào thủy triều xuống mới nhìn thấy.
(16)
(17) Cột mốc ở đảo Trường Sa Lớn ghi: CHXHCN Việt Nam – Đảo Trường
Sa – Vĩ độ: 8 độ 38’30” Đông, Kinh độ: 111 độ 55’55” Bắc,
khẳng định chủ quyền của nước ta đối với quần Trường Sa theo quy ước quốc tế.
(18)
Quần đảo Trường Sa có tên quốc tế là Spratly.
Thời Pháp quản lý gọi là Đảo Bão Tố (lle
de Tem pête).
(19) Lá
cờ Tổ Quốc ở Trường Sa được ghép trên mặt nóc bê tông cốt thép của Hội trường đảo Trường Sa lớn. Tiết diện vát chéo 14m x 30m
được ghép từ 310.000 viên gốm sứ Bát Tràng phủ men nặng lửa đặc biệt để không bị nhiệt
độ và muối từ gió biển làm phai màu. Mỗi viên gốm mosaic đặc biệt này cỡ 3cm x 3cm được
gắn phủ trên bề mặt 12,4 m x 25 m (sau khi đã trừ gờ của mái) đã tạo thành lá
cờ có diện tích bề mặt 310 m2. Từ trên máy bay hay vệ tinh, có thể chụp ảnh hay
nhìn thấy Quốc kỳ Việt Nam
trên nền xanh cây lá và mặt nước xanh biếc của biển Đông.
Bốn bức
tranh gốm sứ do bốn họa sĩ: Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Doãn Sơn, Phạm Viết Hồng
Lam và Bùi Viết Đoàn thể hiện. Hai bức tranh hướng về phía trung tâm đảo thể
hiện lịch sử của dân tộc ta gắn bó với quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, giới thiệu
biểu trưng cùng nét đẹp văn hóa của ba miền: Bắc – Trung – Nam và sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc. Hai bức tranh phía sau đặc tả cảnh làng quê Việt Nam
thân thuộc, trong đó có hoa sen, hoa đào, hoa mai,… Họa sĩ Nguyễn Thu Thủy là
tác giả con đường gốm sứ ở Hà Nội đã được công nhận là kỷ lục thế giới và là
tác giả của lá cờ gốm sứ lớn nhất Việt Nam này. (1002 năm là tính từ khi
Lý Công Uẩn thiên đô từ Hoa Lư về Thăng Long đến 2012).
(20)
1000 năm (Một nghìn năm) Bắc thuộc tính từ năm 179 tr.CN, khi Triệu Đà thôn tính nước Âu Lạc của Thục Phán An
Dương Vương, chia Âu Lạc thành 2 quận Giao Chỉ và Cửu Chân cho đến năm 0905 sau CN, Khúc Thừa Dụ giành lại độc
lập từ tay nhà Đường (theo Sử ký của Tư Mã Thiên).
(21)
(22) Trận hải chiến giữ các đảo Cô Lin, Gạc Ma, Len Đao, cụm đảo Sinh Tồn thuộc
quần đảo Trường Sa của CBCS Lữ đoàn Hải quân 146 ngày 14/3/1988 trước áp lực
mạnh về quân số, vũ khí của quân Trung Quốc. Trong trận này 64 sĩ quan, chiến
sỹ đã hy sinh anh dũng, trong đó có đồng chí Trần Đức Thông, trung tá Lữ đoàn
phó Đoàn M 146 Hải quân là người chỉ huy có chức vụ cao nhất và có quân hàm cao
nhất. Sáu chiến sĩ khác bị địch bắt.
(23) Khi quan sát thấy tàu HQ 604
do Anh hùng, Liệt sỹ, đại úy Vũ Phi Trừ chỉ huy bị địch bắn chìm, thuyền trưởng tàu vận tải HQ 505
do thuyền trưởng Vũ Như Lễ chỉ huy đã mưu trí điều khiển cả tàu lao lên bãi cát làm
thành một pháo đài chống trả quân xâm chiếm. Tàu bị cháy 2/3, các anh vừa dập
đám cháy cứu tàu, vừa kiên cường đánh trả quân giặc. Vũ Như Lễ được phong tặng
danh hiệu Anh hùng LLVTND Việt Nam .
Anh về hưu sống ở quận Lê Chân (Hải Phòng) với quân hàm đại tá.
(24) Sau trận hải chiến 14/3/1988, một số thi hài các
chiến sĩ không tìm thấy, giống như trận đánh thành cổ Quảng Trị năm 1972, rất nhiều thi hài bộ
đội ta đã chìm xuống lòng sông Thạch Hãn hoặc trôi ra biển.
(25)
CBCNVC Công ty bay trực thăng miền Nam đã quyên góp 50 triệu đồng trong gần một giờ
đồng hồ và nhắn 1048 tin ủng hộ Trường Sa.
(26)
(27) Theo thông tin từ bài ghi chép “Góp
đá…” của nhà báo Chi Phan.
(28)
Một tỷ (1000.000.000) đồng. Cách viết quảng xưng của tác giả.
(29) Theo Blog Cơm có thịt của Tiến sĩ Trần Đăng
Tuấn (Nguyên Phó Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam ).
(30)
(31) Cô gái Huỳnh Thanh Thảo sinh năm 1986 bị nhiễm chất độc màu da cam, bị
bệnh xương thủy tinh. Cô chỉ cao 65 cm, cân nặng chưa đầy 30kg, quê ở xã Trung
Lập Thượng, huyện Củ Chi, TP Hồ Chí Minh, đang sinh hoạt tại CLB Dấu chân Việt. Huỳnh Thanh Thảo phát động phong trào “Mùa hè yêu thương – Góp tấm lòng tới miền hải đảo” trong các bạn bè của mình. Sau một tháng, quyên từ các bạn học sinh mỗi người 500 đồng,
được 200 ngàn đồng và 11 lá thư, Huỳnh Thanh Thảo trao thư, tiền cho báo Tuổi trẻ nhờ gửi về Trường Sa thân yêu.
(32)
Trích hai câu trong bài thơ Huỳnh Thanh Thảo gửi tặng các chiến sĩ Trường Sa.
(33)
Theo bài báo “Góp đá…” của nhà báo
Chi Phan.
(34) Từ ngày 29/02 đến ngày 15/3/1961,
Bác Hồ về thăm công nhân mỏ, đồng bào các dân tộc Khu Hồng Quảng và bộ đội Hải
quân tại Quân cảng Bãi Cháy. Trên tàu HQ 254 – Hải Lâm ra đảo Hòn Rồng, Bác nói
với các chiến sĩ: “Ngày trước ta chỉ có
đêm và rừng, ngày nay chúng ta có
ngày, có biển. Biển bạc của ta do nhân dân ta làm chủ…”
“Ngày trước ta chỉ có đêm và
rừng. Ngày nay ta có ngày, có trời, có biển. Bờ biển ta dài, tươi đẹp, ta phải
biết giữ gìn lấy nó”.
(35)
Một ngàn năm Bắc thuộc và 80 năm Pháp thuộc tổng cộng 1080 năm cho đến
02/9/1945.
(36)
(37) (38) Nhà báo Chi Phan dẫn lời nhà thơ Trần Đăng Khoa, Giám đốc VOV có hình
Đài Phát thanh TNVN, nguyên là chiến sĩ Hải quân trên đảo Thuyền Chài, cụm đảo
Sinh Tồn từ năm 1975 đến năm 1994 kể câu chuyện giữa cố Thượng tướng, Đô đốc,
Tư lệnh bộ đội Hải quân, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Giáp Văn Cương với chiến sĩ
Nguyễn Văn Tròn. Tóm lược câu chuyện như sau:
Khi thủy triều xuống, mỏm đá cao
nhất của đảo Thuyền Chài chỉ rộng chừng 3m2 chiếu. Khi Tư lệnh đến thăm, chiến
sĩ Tròn đề nghị “giấu” đảo đi bằng cách mỗi người lính dùng xẻng hất cát xuống biển. Chỉ trong một giờ rưỡi là
xong, nước sẽ ngập đảo, kẻ thù sẽ không thể nhìn thấy đảo nữa. Khi tư lệnh “tặng” Tròn cái
xẻng, sau đó quay lại thì Nguyễn Văn Tròn đang đắp lại đảo. Đô đốc Giáp Văn
Cương hỏi:
-
Cậu đang “giấu” đảo đấy à?
-
Không! Con dựng xây bờ cõi bố ạ! Mà đúng ra là, chúng con “buông neo” cho Tổ
Quốc khỏi bị trôi dạt!
Chiến
sĩ Tròn hóm hỉnh cười rất tươi, còn Tư lệnh lại ứa nước mắt:
- Bố
biết các con ở đây khổ lắm. Nhưng đây là đất đai hương hỏa của ông bà mình; mất
đảo là mất biển, mất nước. Thế nên, bằng mọi giá, bố con mình phải giữ, con ạ!
Chiến sĩ Nguyễn Văn Tròn rưng rưng nhìn Thủ trưởng:
-
Vâng! Con hiểu. Ở đây khổ mấy, chúng con cũng chịu được. Không kẻ nào chiếm
được đâu; Bố cứ tin chúng con đi!
(39)
Mỗi một chiến sĩ trung đoàn 83 công binh Hải quân, sau khi hoàn thành một công trình đã vác bình quân 200 viên đá từ tàu vào đảo.
(40)
(41) (43) Các địa danh xảy ra các cuộc chiến đấu trong trận chiến Biên giới năm
1979 ở Quảng Ninh.
-
Sa Vĩ: (Đuôi cát), điểm cực bắc của Tổ Quốc về phia bờ biển còn có tên là Mũi
Gót, thuộc phường Trà Cổ, TP Móng Cái (Quảng Ninh). Mũi Sa Vĩ nằm ở vĩ độ 21 độ
29’33” Bắc; Kinh độ 108 độ 04’05” Đông.
- Vũng Đục: Thuộc TP Cẩm Phả (Quảng Ninh), nơi
thực dân Pháp xử bắn các chiến sĩ yêu nước rồi quăng thi hài xuống biển.
(42)
Thương cảng Vân Đồn ngày xưa (nay thuộc huyện đảo Vân Đồn), Cửa Lục (Cửa biển thuộc TP Hạ Long) tỉnh Quảng Ninh là các địa điểm
xảy ra trận chặn đánh đoàn thuyền lương của tướng Trương Văn Hổ của nhà Nguyên 4/1288.
Nhân Huệ Vương Trần Khánh Dư lĩnh ấn Phó tướng nhà Trần chỉ huy quân Đại Việt
đánh thắng trận này, góp phần rất quan trọng vào chiến thắng lần thứ ba đội quân xâm
lược Nguyên - Mông trên sông Bạch Đằng
(thuộc thị xã Quảng Yên – Quảng Ninh) ngày 09/4/1288.
(44)
Núi Truyền Đăng là tên ngọn núi nằm bên mép nước vịnh Hạ Long, trung tâm TP Hạ
Long (Quảng Ninh). Trước khi vua Lê Thánh Tông đi tuần thú Hải Đông, An Bang
(vùng biển từ Móng Cái đến TP Hạ Long bây giờ), đỉnh núi cao này là nơi lính
trạm của các triều vua thường đồn trú. Khi biên giới phía Đông Bắc có ngoại
xâm, ngựa trạm báo về, họ đốt phân chó sói tạo nên cột khói cao, từ Kinh thành
Thăng Long có thể nhìn thấy để triều đình định liệu kế sách đối phó và bài binh
bố trận chống giặc kịp thời. Năm 1468 (TK15) vua Lê Thánh Tông ngự đề bài thơ,
từ đó núi mang tên là Bài Thơ.
(45) An
Bang: Quảng Ninh ngày nay.
(46)
(47) Ngày 29/01/1258 (Niên hiệu Nguyên Phong thứ 7), vua Trần Thái Tông cùng
con là Thái tử Hoảng (vua Trần Thánh Tông sau này) chỉ huy quan quân đánh tan
giặc Nguyên Mông lần thứ nhất ở Đông Bộ Đầu, giải phóng Kinh thành Thăng Long.
Đông Bộ Đầu thời nhà Trần nằm ở
phía bờ Nam sông Hồng, nay là khu vực đầu
dốc Hàng Than – Hòe Nhai (Hà Nội) kéo dài đến Vạn Kiếp. Vua Trần Nhân Tông
(17/7/1218 – 04/5/1277) đã có hai câu thơ tụng ca Tiên Đế như sau:
Bạch đầu quân sĩ tại
Vãng vãng thuyết Nguyên Phong
(Lính bạc đầu còn đó
Kể mãi chuyện Nguyên Phong)
(48) (49) Chỉ trận đại thắng
quân Thanh của vua Quang Trung – Nguyễn Huệ tết
Kỷ Dậu 1789. Năm nay là 223 năm
(1789 – 2012). Bến đò Gián Khẩu (Ninh Bình), các địa
danh còn lại đều thuộc Hà Nội ngày nay.
(50) Ý chỉ địa danh Gò Đống Đa, nơi chôn
xác quân Thanh. Vua Quang Trung vì truyền thống nhân ái của dân tộc ta và cũng
là muốn không để triều đình Mãn Thanh mất thể diện đã cho xây “Đền” (mỉa mai)
tên tướng Sầm Nghi Đống tại nơi y treo cổ tự tử và miếu thờ giặc Thanh chết
trận.
(51)
“Bình Ngô đại cáo” - Ức Trai – Nguyễn Trãi thời Lê.
“Hịch tướng sĩ văn” – Quốc công Tiết chế Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn thời Trần.
“Tuyên ngôn độc lập” – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
(52)
Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từng dạy sử ở trường Bưởi cùng thầy dạy của mình là
Giáo sư, nhà văn hóa lớn Đặng Thai Mai trước khi đi hoạt động cách mạng.
(53)
Trước khi đánh trận quyết định ở làng Ngọc Hồi để chấm dứt nhanh sự có mặt bất
hợp pháp của người Mãn Thanh tại Thăng Long, vua Quang Trung có xuống chỉ dụ
(thường gọi là Hịch ra trận):
Đánh cho để dài tóc
Đánh cho để răng đen
Đánh cho nó chích luân bất phản
Đánh cho nó phiến giáp bất hoàn
Đánh cho sử tri Nam
quốc anh hùng chi hữu chủ”.
(54)
(55) (56) Bài thơ “Thần” hay “Nam Quốc sơn hà” tương truyền là của Thánh Tam
Giang (đền Và) thờ hai anh em: Thượng tướng Trương Hống và Phó tướng Trương Hát
(Xã Tam Giang, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh). Hai ông theo Triệu Việt Vương
vàcó công lớn trong việc đánh thắng quân nhà Lương năm Canh Ngọ (0550) giải
phóng đất nước Vạn Xuân. Tương truyền khi đi phá quân Tống năm 1076 (Triều Lý
Nhân Tông thứ 5) ở phòng tuyến sông Như Nguyệt (sông Cầu), Thái úy Lý Thường
Kiệt đã đến thắp hương tại đền Xà. Đêm nằm nghỉ ở đình Xà, 2 vị thần đã hiện
lên đọc cho ông nghe bài thơ đó. Khi dẫn đại binh sang bờ Bắc sông Cầu bí mật
tập kích trại giặc, nhờ âm binh của Thánh
Tam Giang cùng tiếng Thần đọc bài thơ “Nam Quốc sơn hà” mà tinh thần quân sĩ
phấn chấn, quân giặc run sợ, hoảng loạn nên quân nhà Lý toàn thắng. Toàn văn
bài thơ:
Nam Quốc
sơn hà, Nam
Đế cư
Tiệt
nhiên định phận tại thiên thư
Như hà
nghịch lỗ lai xâm phạm
Nhữ đẳng
hành khan, thủ bại hư.
(57) Ở
xã Chi Lăng, huyện Chi Lăng, trên đường QL1A Hà Nội – Lạng Sơn có di tích môt
tượng người bằng đá quỳ gối, cụt đầu. Tương truyền đó là Liễu Thăng, viên tướng
nhà Minh dẫn quân sang xâm lược nước ta thế kỷ XV, đã bị Lê Sát, một dũng tướng
của vua Lê Thái Tổ (Lê Lợi) chém cụt đầu tại trận chiến Ải Chi Lăng năm 1427.
Trong bài “Bình Ngô đại cáo”, Nguyễn Trãi đã ghi lại sự việc này như sau:
“Bản nguyệt thập bát
nhật, Liễu Thăng vị ngã quân sở công, kế trụy ư Chi Lăng chi dã Bản nguyệt nhị
thập nhật, Liễu Thăng hựu vị ngã quân sở bại, thân tử ư Mã Yên sơn”
(Ngày mười tám, trận Chi Lăng,
Liễu Thăng thất thế
Ngày hai mươi,
trận Mã Yên, Liễu Thăng cụt đầu).
(58)
Các địa danh diễn ra các chiến dịch lớn của quân dân ta thời Trần, thế kỷ XIII trong ba lần đánh thắng quân Nguyên Mông (Thát Đát).
Tên gọi Thát Đát (Phiên âm Hán – Việt) có nguồn gốc tên gọi hai tộc người Mông
Cổ quen chinh chiến, có tên là Tata (Tatar)
và Tuyêc (Turque)
(59)
Giang Văn Minh (1573 – 1639) tự Quốc Hoa, hiệu Văn Chung, làm quan dưới thời Lê Trung Hưng. Năm 1637 (năm Dương Hòa thứ 3 đời
vua Lê Thần Tông), ông thọ mệnh vua đi sứ sang nhà Minh dẫn cống và cầu phong.
Trong lễ khánh thọ của mình năm 1639, Minh tư tông Chu Do Kiểm (Minh Sùng
Trinh) ngạo mạn ra một vế đối cho sứ thần An Nam:
Đồng trụ
chí kim đài dĩ lục
(Cột đồng nay đã rêu phong bám)
Chánh
sứ thần Giang Văn Minh cứng cỏi, hiên ngang đối lại:
Đằng Giang tự cổ huyết do hồng
(Sông Đằng từ xưa máu vẫn đỏ)
Minh
Sùng Trinh thẹn quá mất khôn, bất chấp luật lệ bang giao, sai trám mắt, trám
mũi và mổ bụng Giang Văn Minh xem “bọn sứ
thần An Nam
to gan, lớn mật đến đâu”. Tuy
thế, Sùng Trinh rất kính phục tiết tháo của ông, cho ướp xác Giang Văn Minh
bằng bột thủy ngân và cho quân hộ tống về nước. Vua Lê Thần Tông cùng Chúa
Trịnh Tráng thân ra bái kiến di hài Giang Văn Minh và truy ban câu:
“Sứ bất nhục
quân mệnh, khả vi thiên cổ anh hùng”
(Sứ thần không làm nhục mệnh
vua, xứng đáng là anh hùng thiên cổ).
(60) Sách
Đại
Việt Sử ký bản thử thực lục chép rằng: ngày mùng 03
tháng 4 năm Quý Tỵ Hồng Đức năm thứ tư (1473) tức năm Minh Thành Hóa thứ 9 có
sựviệc triều đình nhà Minh cho quân lấn chiếm đất các lộ Cao
Bằng, Lạng Sơn. Vua Lê Thánh Tông (Thuần Hoàng đế) đã xuống đạo chỉ dụ cho Thái
bảo Kiến Dương bá Lê Cảnh Huy lên Ải Nam quan đấu tranh ngoại giao để
đòi lại đất: “Một thước núi, một tấc sông của ta, lẽ nào nên vứt bỏ? Ngươi
phải kiên quyết tranh biện, chớ cho họ lấn dần. Nếu họ không nghe, còn có thể
sai sứ sang Phương Bắc trình bày rõ điều ngay, lẽ gian. Nếu ngươi dám đem một
thước một tấc đất của Thái Tổ làm mồi cho giặc thì phải tội tru di”.
Cột mốc chủ quyền ở Trường Sa bây giờ.